Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về thế giới chúng ta đang sống

Tham khảo bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về thế giới chúng ta đang sống cực hay, dễ đạt giải dưới đây.

Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về thế giới chúng ta đang sống
Xem thêm

Viết thư UPU là cuộc thi được Liên minh Bưu chính Thế giới (viết tắt là UPU) tổ chức thường niên. Đối tượng tham gia cuộc thi này là các em học sinh bậc THCS dưới 15 tuổi.

Với mục tiêu giúp các em nhỏ được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình với các vấn đề, hiện tượng xảy ra trong xã hội, cuộc thi viết thư UPU còn là cơ hội để các em được rèn luyện khả năng viết, phát huy tính sáng tạo.

Bên cạnh đó, thông qua cuộc thi viết thư UPU Ban tổ chức cũng muốn gắn kết tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp em nhỏ hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống hiện đại.

Dưới đây là bài mẫu viết thư UPU lần 49 cực hay dành cho các bạn học sinh tham khảo.

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về thế giới chúng ta đang sống

Kính gửi những người lớn!

Cháu luôn băn khoăn một suy nghĩ là làm sao có thể xây dựng một thế giới hòa bình và tràn ngập tiếng cười khi đó đây, xung quanh chúng ta vẫn hàng triệu trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, không được giáo dục, không được chăm sóc?

Vừa qua, văn phòng cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) xác nhận ít nhất 8.991 trẻ em tị nạn không còn liên hệ với chính quyền. Trong số này hầu hết những đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 14-17 nhưng 867 trường hợp chỉ dưới 13 tuổi.

Theo RT, con số này nhiều gấp đôi so với số liệu được công bố hồi tháng 1/2016 với 4.749 trẻ tị nạn được thông báo đã mất tích.

Năm 2016, số trẻ tị nạn bị mất tích ở Đức là 5.800 em trên số lượng tiếp nhận người tị nạn là 1,1 triệu trường hợp.

Trong năm nay, Văn phòng Liên bang về người di cư và tị nạn của Đức dự kiến sẽ tiếp nhận tối đa 300.000 người xin tị nạn ở nước này.

Các em là những đứa trẻ lang thang, không cha, không mẹ, rất dễ bị bóc lột thậm tệ, dưới mọi hình thức.

Vì thế, có những em mới 5 tuổi nhưng đã phải lao động cực nhọc, dưới mọi hình thức để có thể kiếm cơm nuôi sống bản thân... Cũng có nhiều em phải đi ăn xin từng bữa…và ngủ ở gầm cầu, ven đường, xó chợ và cay đắng hơn là các em bị xua đuổi, an ninh không được bảo đảm.

Mọi người có biết trong lúc chúng ta ngủ trong chăn ấm, đệm êm và ăn những thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì những đứa trẻ tỵ nạn phải sống thế nào không?

Thực sự khi nhìn những hình ảnh về trẻ tị nạn Syria nằm ngủ vật vờ trên đường phố lạnh lẽo hay trong cánh rừng hoang sơ mà truyền thông đưa tin khiến tôi rất chạnh lòng.

Những đứa trẻ ấy đáng lẽ phải được chăm sóc đươc nuôi dạy, được vui chơi và học hành, được sống trong tình thương của gia đình thay vì lang thang khắp nơi, kiếm được gì ăn nấy và mệt ở đâu thì ngủ ở đó.

Và…đương nhiên, khi ở những quốc gia mà những cuộc xung đột diễn ra liên tục thì mạng sống của họ còn bị tước đoạt đi bất cứ lúc nào.

Ta vẫn thấy, con người hay nhắc đến việc xây dựng một thế giới hạnh phúc nhưng lại không mảy may đến những đứa trẻ - thế hệ tương lai của thế giới này.

Con người ngày càng tham lam và ích kỷ, vô tâm không cần biết đến những người xung quanh sống ra sao. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng vài trăm đô cho một bữa nhậu nhưng lại vô tình lướt qua những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ…

Cháu viết lá thư này với một hy vọng lớn lao rằng: Mọi người hãy nhìn nhận lại chính mình để yêu thương và biết san sẻ hơn với những người khốn khổ xung quanh.

Từ bây giờ mọi người hãy hành động, hãy lên kế hoạch để giúp đỡ những trẻ tị nạn, hãy dùng ngay những cuộc chiến tranh vô nghĩa để con cháu ta và con cháu của mọi người có thể sống trong một thế giới hạnh phúc thực sự.

Thân ái và chào tạm biệt!

Thế Huân/giadinhmoi.vn