Trẻ con, nhất là trẻ sơ sinh thường xuyên bị khó ngủ và hay giật mình. Điều này khiến các bố mẹ rất lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao?
Trẻ nhỏ chưa tự điều chỉnh được giờ giấc. Bởi thế, trẻ hay khó ngủ và dễ bị giật mình.
Nguyên nhân là do các dây thần kinh của trẻ nó chưa hoàn thiện đầy đủ, mọi kích thích nhẹ bên ngoài đều làm cho trẻ giật mình, khó chịu nhưng không đáng lo.
Tuy vậy, tiếng khóc của trẻ - nhất là về đêm, đều dễ làm cho các bậc bố mẹ lo lắng và ảnh hưởng tới sức khỏe, giấc ngủ của cả gia đình.
Đây là đặc điểm giấc ngủ của trẻ:
- Trẻ mới lọt lòng chưa phân biệt được ngày và đêm, chúng thường ngủ tới 16 giờ mỗi ngày và chỉ thức dậy khi đói để bú. Mỗi lần thức dậy, Bé lại khóc để báo cho người lớn biết. Sau khi được bú no, Bé lại ngủ bình thường.
- Trẻ sơ sinh (tới 6 tháng tuổi) vẫn ngủ nhiều nhưng đã bắt đầu có cảm giác về đêm và ngày, giấc ngủ của Bé dài hơn và đều nhau. Bé thức dậy khi đói hoặc tã bị ướt.
- Trẻ nhỏ (từ 1 - 4 tuổi) mỗi ngày còn cần ngủ từ 12 - 14 giờ. Tới 18 tháng, ban ngày trẻ ngủ từ 2 tới 4 giấc. Ngoài 18 tháng, ban ngày trẻ thường ngủ một giấc dài buổi trưa từ 2 - 3 giờ.
- Từ 3 tuổi, Bé bắt đầu sợ bóng tối nên không chịu đi ngủ một mình vào buổi tối. Nên có một ngọn đèn nhỏ cạnh giường ngủ của Bé.
- Trẻ lớn hơn 4 tuổi cần ngủ mỗi ngày từ 8 - 10 giờ, nhưng phần lớn muốn thức theo người lớn, bởi vậy, khi tới trường hay ngủ gật.
Để đảm bảo bé có một giấc ngủ ngon, hãy mặc cho trẻ một bồ độ đi ngủ dày dặn bằng cotton 100% giúp thấm hút mồ hôi mà vẫn giữ nhiệt rất tốt.
Trong những ngày lạnh, cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. Tốt nhất nên bật điều hoà ở nhiệt độ thích hợp để trẻ không bị lạnh nếu trẻ xoay mình nhiều khiến chăn tuột mất mà người lớn chưa kịp đắp lại.
Ban ngày, trẻ cần mặc nhiều hơn để giữ ấm để hoạt động bên ngoài. Cần lưu ý, khi chọn quần áo cho trẻ, chiếc trong cùng nhất thiết phải chọn loại thấm hút tốt, dễ đóng mở và có độ rộng thoải mái không gây cảm giác khó chịu.
- Hãy tạo thói quen đi ngủ cho trẻ - có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm. Đừng phức tạp hóa vấn đề, nếu như bạn không muốn mất thời gian với chuyện cho con ngủ.
- Hãy để cho trẻ có thời gian chuẩn bị trước khi ngủ. Nếu con khóc, bạn đừng quay lại ngay lập tức, nhưng cũng đừng bỏ đi lâu quá khiến cho trẻ cảm thấy tủi thân.
- Đừng làm ồn. Điều này sẽ khiến cho trẻ dễ ngủ và hiểu được rằng đêm khác với ngày.
- Hãy để cho trẻ nghe được một số tiếng động bình thường trong nhà. Nhiều khi, trẻ em thích nghe tiếng động trong nhà và cảm thấy yên tâm vì biết rằng bạn vẫn đang ở bên cạnh.
- Hãy cho con bạn ngủ ở nơi kín gió. Như thế, một đứa trẻ hiếu động sẽ nhanh chóng nằm im và ngủ ngon.
- Nếu con bạn sợ bóng tối, bạn nên để ngọn đèn ngủ có ánh sáng dịu trong phòng.
Xem thêm: