Một thí nghiệm mang tên 'thí nghiệm kẹo marshmallow' đã chứng minh rằng, trẻ càng có tính kiên nhẫn, biết chờ đợi thì càng thành công trong tương lai.
Thí nghiệm kẹo marshmallow là một thí nghiệm vô cùng phổ biến mà bất cứ nhà tâm lý học nào cũng biết đến.
Đây là một thí nghiệm do một nhà tâm lý học nổi tiếng trường Đại học Stanford - tiến sĩ Walter Mischel thực hiện vào những năm 60.
Trong thí nghiệm này, những đứa trẻ từ 4-5 tuổi được đưa vào một căn phòng và ngồi trên một chiếc ghế. Phía trước mặt chúng là chiếc bàn có đặt một chiếc kẹo marshmallow.
Nhà nghiên cứu nói với đứa trẻ rằng họ sẽ ra ngoài một lúc (khoảng 15 phút). Nếu cho đến khi họ quay lại, đứa trẻ chưa ăn chiếc kẹo, thì chúng sẽ được thưởng thêm một chiếc kẹo nữa.
Nhưng nếu đứa trẻ ăn mất chiếc kẹo trên bàn trước khi nhà nghiên cứu quay trở lại, chúng sẽ không được thêm chiếc kẹo nào.
Chúng sẽ phải lựa chọn: hoặc là ăn ngay một chiếc kẹo, hoặc là chờ đợi nhà nghiên cứu quay lại để được ăn hai chiếc.
Trong quá trình thí nghiệm, có nhiều đứa trẻ đã không thể chờ đợi được và ăn luôn chiếc kẹo trên bàn. Nhưng cũng có những đứa trẻ đã tìm mọi cách để chờ đợi đến khi nhà thí nghiệm quay trở lại.
Sau thí nghiệm, những đứa trẻ này được theo dõi quá trình trưởng thành trong vòng 20 năm để chứng tỏ rằng liệu có mối liên hệ nào giữa những đứa trẻ có thể trì hoãn sự thỏa mãn và viễn cảnh cuộc sống tương lai của chúng.
Với những đứa trẻ khi đã trưởng thành, tiến sĩ Walter Mischel ghi lại:
Kết quả cho thấy những đứa trẻ có thể chờ đợi 15 phút cho đến khi nhà nghiên cứu quay lại có những thành tích khả quan hơn những đứa trẻ không thể chờ đợi.
Ngoài ra, người ta còn chụp cắt lớp não của những người tham gia thí nghiệm. Những đứa trẻ có thể trì hoãn sự tự thỏa mãn bản thân có phần thùy trước phát triển hơn, phần đảm nhiệm vai trò rèn luyện bản thân và ý chí mạnh mẽ.
Ai có thể 'trì hoãn sự sung sướng' ở một lĩnh vực trong cuộc sống có thể làm điều đó ở phần khác của cuộc sống.
Ai không cầm smartphone ngay khi có thông báo facebook có thể đọc nốt cuốn sách mà họ yêu thích.
Những người có thể điều chỉnh tâm trạng của mình dù vui vẻ hạnh phúc hay chán chường mệt mỏi thì sẽ có một thể trạng mạnh mẽ, vì họ biết kiểm soát cảm xúc của mình.
Những đứa trẻ biết chờ đợi để có chiếc kẹo thứ hai thực ra chẳng có 'bí quyết cao siêu' gì, tất cả chỉ đến từ sự tự kiểm soát bản thân.
Khả năng tự kiểm soát có tính quyết định cao đối với thành công của một con người trong lĩnh vực nào đó. Vì cuộc sống có quá nhiều cám dỗ khiến con người không thể vững vàng với mục tiêu ban đầu.
Việc 'trì hoãn sự thỏa mãn' chính là cách tốt nhất để rèn luyện khả năng tự kiểm soát. Khi trì hoãn sự thỏa mãn sẽ làm bạn loại bỏ những cám dỗ, những rào cản, những e ngại để tiến tới mục tiêu cuối cùng.
Trong cuộc sống, có rất nhiều lúc chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi thay vì nóng vội. Hãy rèn đức tính này cho trẻ trong mọi hoạt động hàng ngày như chờ cơm, chờ đến lượt khi xếp hàng, chờ người lớn nói xong trước khi trẻ nói...
Nếu biết rèn luyện sự chờ đợi thành thói quen, trẻ sẽ có thêm bản lĩnh ngăn chặn những cám dỗ, sự nóng vội, khiến trẻ điềm tĩnh hơn trong mọi việc.
Bạn có thể cho trẻ tham gia một số hoạt động cần sự kiên trì cao như chơi cờ.
Ví dụ như dạy trẻ xem đồng hồ. Điều này sẽ giúp thời gian trở nên 'hữu hình' hơn, và sự chờ đợi trở nên 'có kế hoạch' hơn.
Ngoài ra, bố mẹ có thể dạy trẻ tiết kiệm tiền để mua một thứ gì đó mà trẻ thích. Hoặc lấy một thứ mà trẻ vô cùng mong muốn có được làm mục tiêu để trẻ hoàn thành một công việc nào đó.
Khi trẻ đòi hỏi mua một thứ gì đó hay làm một việc gì đó, bố mẹ hãy với trẻ: 'Bố/mẹ biết con muốn thứ đồ chơi này (hoặc làm việc này), nhưng hãy suy nghĩ kỹ vì sao con muốn nó, nó có thực sự tốt không? Sau đó chúng ta sẽ cùng cân nhắc xem nhé.'
Khi bạn cho con 'cơ hội' để chờ đợi, trẻ sẽ học hỏi và rèn luyện đức tính này một cách tự nhiên, dễ dàng hơn.
Hãy lấy một thứ mà trẻ muốn có được làm mục tiêu để trẻ hoàn thành một công việc, như hoàn thành một bài toán khó, hay làm xong việc nhà, hoặc để trẻ chờ đợi một khoảng thời gian rồi mới mua cho trẻ thứ trẻ muốn.
Điều này không chỉ giúp trẻ rèn tính kiên nhẫn, còn giúp trẻ hiểu rằng thành công nào cũng cần bỏ thời gian và công sức mới đạt được.
Thí nghiệm Marshmallow: