Chỉ một vài thay đổi nhỏ trong cách tiếp cận các cuộc hội thoại - bất kể làm với đám đông hay chỉ một người - bạn sẽ giao tiếp hiệu quả hơn, tạo mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.
Bạn đưa ra ý tưởng hay, nhưng không ai để tâm lắng nghe? Trước khi trách người khác vô tâm, có thể bạn cần phải xem lại cách nói chuyện của chính mình.
Giao tiếp là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Nếu bạn có thể nói để người khác nghe và nghe để người khác nói, bạn đã có một nửa tấm vé để đi đến thành công trong mọi công việc.
Bất kể bạn là doanh nhân, chủ doanh nghiệp nhỏ, chuyên gia tài chính,... kỹ năng giao tiếp tốt luôn hữu ích với bạn.
Những lời bạn nói sựa trên suy nghĩ và ý tưởng sáng tạo của bạn. Nhưng cách bạn nói hay dở thì phụ thuộc vào khiếu biểu đạt của bạn.
Bí quyết trở thành người giỏi biểu đạt và giỏi lắng nghe
Xin chia sẻ với các bạn một số gợi ý hữu ích mà tôi thường áp dụng.
Chỉ một vài thay đổi nhỏ trong cách tiếp cận các cuộc hội thoại - bất kể làm với đám đông hay chỉ một người - bạn sẽ giao tiếp hiệu quả hơn, tạo mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.
1. Lựa chọn đại từ nhân xưng
Hãy sử dụng các đại từ nhân xưng để lôi kéo sự tương tác và tham gia của mọi người. Con người thiên về nói chuyện về chính mình, các nhà khoa học gọi đó là 'bộc lộ bản thân' (self-disclosure).
Vì thiên hướng này mà chúng ta hay rơi vào cái bẫy 'tôi' khi trò chuyện.
Tuy nhiên, khi bạn nói chuyện với ai đó, hãy lựa chọn đại từ nhân xưng để chỉ trỏ các cá nhân, như vậy họ sẽ tương tác tích cực hơn với những gì bạn nói.
Nếu bạn biết tên người nào thì hãy gọi tên họ. Hầu hết mọi người đều thích được ghi nhận.
Mách nhỏ: Gọi một người nghe bằng từ 'you' (bạn, anh, chị) khiến mỗi người đều cảm thấy là bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ. Còn dùng 'we' (chúng ta) thì tạo cảm giác cộng đồng và mối quan tâm chung.
2. Giao tiếp bằng toàn bộ cơ thể
Bạn có biết có cả một ngành khoa học nghiên cứu ý nghĩa tư thế hình thể của bạn không? Các nhà khoa học gọi phạm trù này là 'không gian giao tiếp' (proxemics).
Các nhà phát triển robot còn áp dụng lý thuyết không gian giao tiếp của con người để huấn luyện robot cư xử giống loài người hơn.
Ví dụ, khi giao tiếp hãy chú ý hướng của cơ thể.
Khi bạn đứng đối diện một ai đó và vai hai người song song nhau thì khi đó hội thoại hầu như chỉ diễn ra giữa hai người.
Nếu các bạn muốn mở cuộc trò chuyện với những người khác, cả ai sẽ quay nghiêng đi một chút để tạo thêm không gian giao tiếp.
Dù là khi nói chuyện với một nhóm người hay một cá nhân, bạn đều có thể sử dụng hiểu biết về 'không gian giao tiếp' để thể hiện với người hứng thú trò chuyện của bạn.
Mách nhỏ: Nếu bạn thuyết trình trên bục, đừng chỉ nhìn thẳng suốt bài thuyết trình. Hãy nhớ lại cách trình diễn của một cô ca sĩ, cô ấy sẽ hát vài bài với những khán giả ở bên cánh, thậm chí xuống hàng ghế khán giả để tương tác với họ nhiều hơn.
3. Nhận diện phong cách của người nghe
Theo Toreja Ćurić con người thường chia làm bốn phong cách chính: the driver (người thích lãnh đạo), the analytical, (người nặng về óc phân tích) the expressive (người thích thể hiện), the amiable (người ôn hòa).
Mặc dù mọi người thường kết hợp các loại phong cách trong giao tiếp nhưng hầu hết chúng ta đều ưa thích một phong cách hơn những cái khác.
Và mọi người hầu như đều thấy mình giao tiếp dễ dàng nhất với người có cùng phong cách.
Để cách nói chuyện của bạn lôi cuốn hơn, hãy nghiên cứu cả 4 phong cách này.
Và khi bạn nói chuyện với ai đó có phong cách khác bạn, bạn có thể thay đổi phong cách theo của họ.
Mách nhỏ: Hãy suy xét quan điểm của người nghe, có người thiên về cảm xúc, có người thích thực tế.
Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cách giao tiếp của bạn, bạn sẽ thể hiện được rằng mình thích nghe họ nói, và họ phải nói gì.
Video liên quan: Nói thế nào để người khác muốn nghe
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc hay đóng góp nào, hãy comment bên dưới hoặc gửi ý kiến đóng góp về Gia Đình Mới.
Về tác giả:
Kit Pang là chuyên gia truyền thông, huấn luyện diễn giả TEDx, diễn giả của Inbound and Keynote, MC BostonSpeaksSeries, BostonSpeaksTalks và là người sáng lập của BostonSpeaks.