Trên tay khăn lụa Khải silk: Giá 1,6 triệu đồng nhưng đường kim mũi chỉ như 'hàng chợ'

Giữa lúc dân tình đang ồn ào về scandal khăn lụa Khải silk có tới 50% là hàng Trung Quốc trà trộn, Gia Đình Mới đã tìm một sản phẩm nguyên tem nguyên mác Khải silk để đánh giá đúng giá trị thực sản phẩm của thương hiệu này.

 
Bao bì của khăn lụa Khải silk 

Đây là mẫu mã bao bì bên ngoài của khăn lụa Khải silk: Một hộp các tông màu cam, in thương hiệu màu nhũ ánh bạc, để trong một túi giấy màu đỏ.

Theo cảm quan ban đầu, độ hoàn thiện của bao bì rất bình thường, mức độ đầu tư công sức chưa tương xứng với một sản phẩm hạng sang trị giá 1,6 triệu. 

Khách hàng khi mua các sản phẩm thời trang, đặc biệt là hàng lụa, chắc chắn sẽ mong đợi cách đóng gói thể hiện sự sáng tạo và cái gì đó ‘bản sắc Việt Nam’ hơn.

Tổng thể chiếc khăn giá 1,6 triệu đồng của Khải silk 

Tổng thể chiếc khăn lụa thương hiệu Khải silk có hoa văn in giữa khăn theo phong cách cổ điển, có đường viền dạng chấm bi nhẹ nhàng.

Khăn dạng vuông, kích thước 1m x 1m. Khăn phù hợp để làm phụ kiện cho những bộ trang phục như váy, đồ công sở phong cách đơn giản.

Tuy nhiên về chất lụa và đường kim mũi chỉ, cách gắn tem mác lại có rất nhiều điều đáng thất vọng.

Thứ nhất, về chất lụa: Cảm giác đầu tiên khi cầm chiếc khăn trên tay là không thể tin giá của nó lên tới 1,6 triệu đồng.

Chất lụa này hoàn toàn tương đương với hàng lụa giá rẻ ở các chợ vải Hà Nội, không thể so sánh với lụa có thương hiệu như lụa Thái Tuấn hoặc lụa mua tại làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

Loại lụa này sờ hoàn toàn không mát, mịn và có độ rủ. Khi vò khăn trong tay, cảm giác chất vải hơi khô, có thể do thành phần nhiều nilon.

Ở các chợ vải như Chợ Hôm, chợ vải Ninh Hiệp, hoàn toàn có thể mua loại lụa có chất lượng tương đương như thế này với giá chỉ 80.000 đồng/mét. Người không khéo mặc cả có thể mua với giá 100.000 đồng/mét.

Chất liệu vải này có thể mua với giá 80.000 - 100.000 đồng/mét ở nhiều chợ vải trên địa bàn Hà Nội

Người đánh giá sản phẩm đã từng dùng nhiều quần áo, khăn chất liệu lụa, đũi và được các thợ may giải thích rằng các sản phẩm may mặc may từ chất liệu truyền thống, đa phần việc khâu viền sẽ phải khâu tay, không thể dùng máy khâu để may viền.

Vải lụa, đũi Việt Nam nguyên bản làm từ chất liệu thiên nhiên rất nhẹ, nếu may bằng kim máy may thì đường chỉ sẽ lộ, xấu. Điều này là không thể chấp nhận được ở vị trí phô ra như tà áo, viền khăn.

Chính vì khâu tay tỉ mẩn và mất thời gian, nên những chiếc khăn lụa, áo dài lụa, đũi… có được sự mềm mại.

Vậy nên khi phụ nữ mặc đồ lụa mới tạo được ấn tượng nhẹ nhàng, duyên dáng và nữ tính như trong bài hát: ‘Tà áo em bay bay, bay bay trong gió nhẹ nhàng’, hay ‘Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông’.

 

Vải lụa, đũi Việt Nam nguyên bản làm từ chất liệu thiên nhiên rất nhẹ, nếu may bằng kim máy khâu thì đường chỉ sẽ lộ, xấu. 

Chính vì khâu tay tỉ mẩn và mất thời gian, nên những chiếc khăn lụa, áo dài lụa, đũi… có được sự mềm mại.

Khi phụ nữ mặc đồ lụa tạo được ấn tượng nhẹ nhàng, duyên dáng và nữ tính như trong bài hát: ‘Tà áo em bay bay, bay bay trong gió nhẹ nhàng’, hay ‘Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông’.

Thứ hai là về đường kim mũi chỉ: Đường viền khăn được khâu hoàn toàn không đạt hiệu quả tương xứng với giá tiền 1,6 triệu đồng.

Đường viền của khăn được khâu tay, nhưng, như đã nói ở trên, do chất liệu vải không tốt và có thể do tay nghề của thợ cũng hạn chế nên có nhiều lỗi.

Tổng quan đường viền khăn quá vụng, quăn queo, không đồng nhất. Đây là chiếc khăn còn nguyên tem mác, chưa dùng lần nào nhưng đã có chỗ bị sút chỉ.

Nhiều chỗ mũi khâu để lại lỗ trên mặt vải, soi lên ánh sáng sẽ thấy. Nếu khăn dùng nhiều lần chắc chắn những lỗ này sẽ giãn rộng hơn và làm khăn xấu đi đáng kể.

Đường viền của khăn được khâu tay nhưng có những lỗ thủng 

Kỹ thuật khâu viền với vải lụa yêu cầu mũi khâu đều tay (về khoảng cách giữa các mũi, độ chặt lỏng của đường chỉ), không để lại lỗ trên mặt vải. Nếu thợ khâu vội, khâu ẩu thì không thể nào giấu được. Đường viền sẽ bị dúm, quăn, vải bị thủng lỗ.

Do đặc điểm vải lụa là một khi đã bị khâu lỗi thì không thể tháo ra sửa được, vì mũi kim đã làm hỏng vải, nên công đoạn khâu viền khăn hay khâu viền tà áo dài ở các hiệu may đều do thợ có kinh nghiệm thực hiện. Chủ hiệu may sẽ yêu cầu: làm chậm, cẩn thận, tuyệt đối không mắc lỗi.

Theo giá thị trường hiện nay, một chiếc áo dài cách tân (có đường khâu cẩn thận như trên ảnh) sẽ được may, khâu viền hoàn chỉnh với tiền công là 300.000 đồng.

Ở những cửa hàng có thương hiệu như lụa Thái Tuấn, tiền công may toàn bộ chiếc áo dài sẽ là 1.000.000 đồng, may theo kiểu áo dài truyền thống.

Đường may sút chỉ dù khăn chưa dùng lần nào 

Thứ ba là về tem mác:

Sản phẩm có 2 tem: Tem bằng vải màu đen ‘khaisilk made in VietNam’ và tem bằng giấy màu cam có in thương hiệu.

Cả hai tem mác này hoàn toàn giống với hàng chợ thông thường, không có những thông tin chi tiết như thường thấy ở các đồ thời trang có thương hiệu.

Tối thiểu, với các loại hàng dệt may, trên tem mác sẽ có thông tin: chất liệu (cotton, silk…), có thể giặt bằng máy không, nhiệt độ nước giặt tối đa, có được là không, là với nhiệt độ tối đa bao nhiêu?

Những thông tin này hoàn toàn không được hướng dẫn ở tem mác của Khải silk.

 Đường khâu: viền của áo dài công may 300.000 đồng/áo phẳng phiu hơn so với viền khăn Khải silk giá 1,6 triệu đồng

Đánh giá chung:

So với một sản phẩm áo dài cách tân may bằng lụa Tầu (mua ở chợ Ninh Hiệp – Hà Nội), do thợ quê may, giá chỉ 300.000 đồng/áo, thì chất liệu vải và đường kim mũi chỉ của khăn Khải silk còn kém xa.

Nếu không có bao bì và tem mác, không được bán trong cửa hàng sang trọng và không được bảo chứng bằng một thương hiệu lớn thì chắc chắn không ai dại gì bỏ ra số tiền lên tới 1,6 triệu để mua. 

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan