Trẻ cần học cách giải toán hay học cách tư duy?

“Cần gì phải học toán nếu sau khi ra trường chúng ta chỉ còn nhớ cách cộng trừ nhân chia” là thắc mắc của hàng ngàn hàng vạn học sinh.

Vậy chúng ta phải học toán để làm gì? Vì sao bao nhiêu năm nay toán học vẫn là một trong những môn học “chính”?

Xem thêm

Một điều cần phải công nhận đó là Toán học có khả năng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo hiệu quả nhất. Nhưng điều gì đã khiến học sinh, hay thậm chí là phụ huynh phải đưa ra thắc mắc về ý nghĩa của môn Toán trong trường học.

Đó chính là do cách dạy học của chúng ta hiện nay không giúp học sinh phát triển được những kĩ năng mà đáng ra các em có thể có được.

Để trẻ yêu thích toán học cần rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy

Toán mà chúng ta được học ở trường chỉ tập trung vào việc ghi nhớ cách giải quyết những vấn đề rập khuôn, lặp đi lặp lại. Cách học này không thể khiến học sinh phát triển được về tư duy, và cũng không giúp các em trở thành những nhà toán học.

Bởi một nhà toán học cần suy nghĩ để giải quyết một vấn đề thực sự, một vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, trong khoa học, hay trong chính bản thân toán học. Điều này yêu cầu khả năng tư duy toán học tốt, chứ không phải kĩ năng giải toán nhanh hay áp dụng công thức đúng.

Chìa khóa để thành công trong trường học là ghi nhớ công thức, thuộc lòng kiến thức, nhưng muốn thành công trong cuộc sống thì điều cần có là khả năng tư duy sáng tạo để vận dụng những kiến thức, điều kiện có sẵn.

Trong hội thảo “Giáo viên của tương lai” do VTV7 tổ chức, GS Peck Cho (ĐH Sookmyung) - Ủy viên cố vấn chính sách của Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc) – đã làm rõ những sai lầm trong giáo dục “Chúng ta vẫn hình dung học sinh tốt là người học rất chăm, nhớ rất nhiều thông tin, học từ sáng đến tối. Nhưng đó chỉ là học sinh tốt mà thôi, còn học sinh tốt hơn với những tiêu chí cũ thì không còn là học sinh tốt nữa.

Bởi dù một em học sinh có thể nhớ được nhiều đến mức nào, học chăm ra làm sao, phân tích và tính toán giỏi thế nào… thì cũng không thể nào bì được với trí tuệ nhân tạo. Tôi tin robot có khả năng ghi nhớ tốt hơn 1 triệu lần so với một học sinh tốt nhất. Trí tuệ nhân tạo có thể tính toán và phân tích nhanh hơn một trăm triệu lần khả năng của chúng ta có thể”

Ông nói thêm “Sự ghi nhớ không còn là cái để đánh giá năng lực của học sinh nữa. Chúng ta cần có sự khác biệt. Và sáng tạo chính là một trong hai thứ mà chúng ta cần.”

Như vậy, cái mà những thế hệ học sinh cần là học tư duy sáng tạo, chứ không phải học cách giải toán. Toán học chỉ là một công cụ để tiến đến cái đích cuối cùng chính là năng lực tư duy sáng tạo.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Bà Vũ My Lan – Giám đốc điều hành Egroup, một trong những tập đoàn giáo dục hàng đầu của Việt Nam đưa ra quan điểm “Chúng ta hay nghe thấy những lời nhận xét rằng những người giỏi, những anh chị chủ doanh nghiệp có năng lực tư duy rất tốt. Chính vì vậy, tôi cho rằng năng lực tư duy là năng lực mà các vị phụ huynh cần phải quan tâm đầu tư cho các em học sinh ngay từ đầu, càng sớm càng tốt, là nền tảng mà các con cần được phát triển trước cả khi học ngoại ngữ.”

Với mong muốn có thể thay đổi và tạo ra một môi trường giúp các em học sinh Việt Nam phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo đúng cách, tập đoàn Egroup đã mang về chương trình giáo dục cho độ tuổi mầm non và tiểu học CMS EDU.

Đây là Chương trình giáo dục tích hợp nhằm phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo được xây dựng bởi Phó Chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học Thế giới WMO.

Sau hơn 20 năm phát triển thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới, CMS EDU đã khẳng định được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục năng lực tư duy và sáng tạo cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ vốn tò mò và sáng tạo, chính những khuôn mẫu giáo dục khô cứng hiện nay khiến năng lực đó của trẻ bị hao mòn. Chính vì vậy, phương pháp Maieutic được CMS EDU lựa chọn là phương pháp nền tảng.

CMS EDU dạy trẻ phương pháp Maieutic để chủ động tư duy

Maieutic là phương pháp Gợi hỏi – một phương pháp giảng dạy theo lối biện chứng của nhà triết học Socrates: Đây là phương pháp khuyến khích học sinh liên tục đặt câu hỏi, thay vì thụ động tiếp thu một chiều những điều được dạy. Phương pháp này chú trọng vào việc giúp học sinh hiểu được bản chất của khái niệm hay nguyên tắc bằng cách đặt câu hỏi và tự tìm lời giải cho mình.

Kiên định với triết lý “Tò mò là khởi nguồn của trí tuệ”, CMS EDU mang tới môi trường lý tưởng để trẻ nhỏ được tự do phát triển bằng chính sự tò mò, sáng tạo tự thân.

Qua đó, mài sắc tất cả các giác quan, giúp trẻ không những bứt phá về năng lực tư duy và khả năng sáng tạo mà còn được phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề vượt trội và các kỹ năng xã hội cần thiết khác.

Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2018, hiện CMS EDU đã có 5 trung tâm tại Hà Nội và sắp tới sẽ mở thêm tại Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Trung tâm đầu tiên tại của thành phố Hồ Chí Minh vừa được khai trương vào tháng 12 vừa qua tại 92 Nguyễn Thị Thập, Khu đô thị mới Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7.

Trong năm 2019, CMS EDU sẽ mở thêm 40 trung tâm trên toàn quốc, tạo điều kiện cho các học sinh được tiếp cận và trải nghiệm môi trường giáo dục tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan