Cá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ em. Có 3 loại cá nên ăn nhiều, tuy nhiên cũng có 5 loại phải tránh xa.
Cá là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có hàm lượng khoáng chất, vitamin cao. Protein trong cá dễ hấp thụ, đặc biệt tốt cho tiêu hóa và tim mạch.
Cá cũng chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin A, D, phốt pho, kẽm... đặc biệt cá cũng giàu canxi, axit omega 3.
Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt cho trẻ. Dưới đây là 3 loại cá nên ăn và 5 loại cá độc hại cần tránh xa.
Những loại cá nên ăn thường xuyên
+ Cá ít xương:
Những loại cá ít xương như cá hồi, cá tuyết, cá chim, cá rô và các loại cá không có xương liên cơ, rất tốt và an toàn cho bé. Nó có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị hóc xương. Đồng thời lại rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng DHA, EPA cao, rất tốt cho não bộ
+ Cá có kích thước dưới trung bình:
Những loại cá như cá trê xanh, cá trê vàng, cá nheo, cá mòi, cá bạc ít bị nhiễm kim loại nặng hơn. Lý do là vì thời gian sống của nó ngắn nên lượng kim loại nặng ngấm vào cơ thể ít hơn hẳn, loại cá này trẻ cũng nên ăn.
+ Cá giàu DHA:
Một số loại như cá thu, cá hồi, cá chẽm, cá mòi, cá hồi vân là những loại có hàm lượng DHA cao. DHA là một loại aixt béo rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. DHA chiếm tỷ lệ cao trong phần chất xám giúp tạo ra trí thông minh. Ngoài ra, nó còn có thể kích thích độ nhạy của nơ ron thần kinh. Từ đó giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác hơn.
Những loại cá không nên ăn
+ Cá ướp:
Những loại cá ướp thường được làm từ cá đã chết trong thời gian ngắn. Việc làm cá ướp giúp làm tăng thời hạn sử dụng của cá, khiến cá không ôi thiu nhưng việc này lại vô cùng nguy hiểm. Bởi, giá trị dinh dưỡng của loại cá này sẽ mất hết, thậm chí còn sinh ra chất độc trong quá trình muối.
Đã thế nó lại còn giàu nitrit – một chất gây ung thư nguy hiểm nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, ăn cá muối nhiều, gan, thận và cổ họng của bạn cũng dễ bị tổn thương.
+ Cá sống:
Các loại cá sống như gỏi cá, sashimi không nên cho trẻ ăn vì nó có thể chứa nhiều ký sinh trùng và các chất độc hại. Nếu trẻ ăn trực tiếp, nó có thể xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi trong cơ thể. Khi bị nhiễm ký sinh trùng, cơ thể bé có thể sẽ không có dấu hiệu gì trong thời gian ngắn. Thế nhưng thời gian sau đó nó sẽ xuất hiện triệu chứng. Nhẹ thì bé có thể bị đau bụng, nặng thì dễ bị nhiễm sán bởi các cơ quan quan trọng khác.
+ Cá bị ô nhiễm:
Các loại cá đánh bắt từ mương hoặc khu vực ô nhiễm, bốc mùi, ở trong khu nước thải không chỉ bẩn mà còn có thể chứa nhiều hóa chất độc hại. Những loại cá sinh trưởng trong môi trường như vậy thì trong thịt sẽ có rất nhiều độc tố. Sau khi ăn vào, bé có thể bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, thậm chí là nhiễm độc toàn thân.
+ Cá chiên rán quá kỹ:
Sau khi được chiên lên, dinh dưỡng trong cá hầu như sẽ bị biến mất. Đồng thời, chúng sẽ ‘hút’ dầu vào làm tăng chất béo, tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Về lâu dài, hệ tiêu hóa của bé có thể bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị béo phì.
+ Cá nóc:
Buồng trứng, gan, ruột, da, máu, nhãn cầu của cá nóc có chứa chất độc tetrodotoxin. Đây là một loại chất độc thần kinh, gây tê liệt cơ hô hấp và liệt thần kinh mạch máu. Đồng thời nó kích thích đường tiêu hóa, độc tố lớn gấp 1.250 lần natri xyanua và chỉ 0,5mg độc tố này là có thể khiến một người nặng 70kg qua đời. Tetredoxin không bị phá hủy đi nóng nóng, ngâm muối, phơi nắng.