Khi có dấu hiệu chuyển dạ, chị em nhớ mang theo sổ y bạ, thẻ Bảo hiểm y tế, Chứng minh thư nhân dân... và vào phòng cấp cứu để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn, chào đón con yêu.
Thông tin với phóng viên Gia Đình Mới, điều dưỡng Đỗ Thị Thủy (cử nhân phòng điều dưỡng, bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, bệnh viện Phụ sản Hà Nội có 2 khu sinh là khu đẻ có Bảo hiểm y tế và khu dịch vụ.
Ở mỗi khu, sẽ có những thủ tục khác nhau:
Khi có dấu hiệu chuyển dạ thì sản phụ vào tầng 1, nhà C, phòng 101 - đây là phòng cấp cứu khu thường để đăng ký sinh.
Vào phòng cấp cứu, các y bác sỹ trực sẽ khám tiên lượng xem mẹ bầu đã chuyển dạ hay chưa. Tùy vào tình trạng của các sản phụ, các bác sĩ sẽ chuyển sản phụ tới phòng chờ sinh hoặc phòng sinh.
Nếu đã chuyển dạ, nhân viên y tế của bệnh viện sẽ làm thủ tục hồ sơ để cho sản phụ nhập viện. Tùy thuộc vào tình trạng của sản phụ để quyết định sản phụ sinh con bằng phương pháp tự nhiên hay sinh bằng phương pháp mổ lấy thai.
Nếu sản phụ đẻ thường, sẽ được nhân viên bệnh viện dẫn lên khoa đẻ A2, tầng 2, nhà A.
Nếu sản phụ đẻ mổ, bác sĩ sáo cho người nhà để làm thủ tục chuyển mổ.
Người nhà sản phụ sẽ mang các giấy tờ của sản phụ và đi làm thủ tục đóng tiền tại quầy thu ngân của bệnh viện. Người nhà sẽ đóng tạm ứng 10 triệu.
Thủ tục nhập viện khi đẻ dịch vụ:
Khi có dấu hiệu chuyển dạ thì sản phụ tới tầng 1 nhà B (nhà 9 tầng) để khám, đăng ký sinh.
Vào phòng cấp cứu, các y bác sỹ trực sẽ khám tiên lượng xem mẹ bầu đã chuyển dạ hay chưa.
Nếu chưa chuyển dạ, sản phụ sẽ được chuyển xuống phòng chờ sinh.
Nếu đã chuyển dạ, sẽ làm thủ tục hồ sơ và được nhân viên bệnh viện dẫn lên khu đẻ tự nguyện D3.
Nếu sản phụ đẻ thường sẽ được chuyển vào phòng sinh tại khoa D3.
Sản phụ đẻ mổ sẽ được chuyển sang phòng mổ tại khoa D4.
Sản phụ đăng ký sinh dịch vụ thì đóng tạm ứng 21 triệu. Trong trường hợp sản phụ có vết mổ cũ, hoặc thai to, khung chậu mẹ hẹp hoặc vì một lý do nào đó chỉ định mổ luôn thì sẽ đóng tạm ứng 22 triệu.
Điều dưỡng Thủy lưu ý các sản phụ, khi thấy có dấu hiệu chuyển dạ và vào nhập viện, sản phụ và người nhà nhớ mang theo các giấy tờ sau:
- Sổ y bạ, nếu đã làm hồ sơ sinh thì trên sổ y bạ đã ghi mã số hồ sơ sinh.
- Thẻ BHYT (nếu có)
- Chứng minh thư nhân dân
- Hộ khẩu.
Sau khi xuất trình đủ các giấy tờ trên, người nhà sẽ làm đăng ký dịch vụ sinh: đẻ thường hay đẻ mổ và chọn bác sĩ hay tuỳ chỉ định rồi đóng tiền nhập viện.
Sinh con có BHYT:
Sinh con dịch vụ:
Tùy vào mỗi sản phụ sử dụng các dịch vụ khác nhau trong quá trình sinh con mà chi phí của mỗi sản phụ sẽ khác nhau.
*Bệnh viện Phụ sản cơ sở 1 (Cơ sở chính):
- Địa chỉ: số 929 phố Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
- Số điện thoại: 024.3834.3181
- Tổng đài đặt khám: 1900 6922, phím 1 đến 6
*Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2:
- Địa chỉ: số 38 Cảm Hội, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
- Số điện thoại: 024 6278.5746
- Tổng đài đặt khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2: 1900 6922, bấm phím 8.
*Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 3:
- Địa chỉ: Số 10 Quang Trung, phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- Số điện thoại: 024.3352.2424
Tổng đài đặt khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2: 1900 6922, bấm phím 9.
Hướng dẫn đường đi tới bệnh viện Phụ sản Hà Nội.