Tháng cô hồn có nên lau dọn bàn thờ không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Tháng 7 âm lịch nhất là vào ngày rằm, các gia đình đều tất bật chuẩn bị, sửa soạn mâm cỗ cúng cùng lau dọn bàn thờ để chuẩn bị cho việc cúng bái. Vậy thàng cô hồn có nên lau dọn bàn thờ hay không?
Theo một số chuyên gia, tháng cô hồn, các gia đình chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ chứ tuyệt đối không nên dịch chuyển bát hương hay rút tỉa chân hương. Bởi quan niệm dân gian cho rằng, việc dịch chuyển có nghĩa là động như thế sẽ không tốt cho gia chủ.
Quá trình lau dọn ban thờ nên sử dụng chổi cùng khăn lau mới, dùng nước ấm chứ không được lau dọn bằng nước lạnh.
Để quá trình lau dọn ban thờ không phạm phải điều kỵ, các gia chủ nên chú ý thực hiện từng bước như sau:
- Sắm lễ mọn, làm lễ dâng lên thần linh, gia tiên để xin phép được bao sái.
- Khi hương đã cháy hết, gia chủ dùng khăn cùng chổi bắt đầu lau dọn. Chú ý, trình tự lau sẽ bắt đầu từ trên cao sau đó xuống thấp, từ bài vị rồi mới đến bát hương.
- Sau khi hoàn tất, thắp 3 nén hương để mời thần linh cùng tổ tiên về quy tụ.
Chú ý, trong suốt quá trình bao sái, cần cần thận để không va chạm làm đổ vỡ các đồ đạc bởi đây là điều kỵ.
Một số lưu ý cần nhớ khi lau dọn bàn thờ tháng cô hồn
- Không làm đổ vỡ đồ thờ bởi dân gian cho rằng, việc làm đổ vỡ là điềm gở, gia chủ dễ gặp chuyện không may.
- Không di chuyển bát hương bởi đây là nơi thần linh, gia tiên ngụ, là nơi kết nối cõi trần với cõi âm, việc dịch chuyển có thể làm sợi dây liên kết bị đứt đoạn, gia chủ dễ gặp nạn.
- Chú ý trình tự lau, nên lau bài vị thần phật rồi mới tới tổ tiên, nếu làm ngược lại là phạm điều kỵ.
- Bát hương cần tụ khí do đó không được động chạm liên tục.
- Quá trình bao sái ban thờ trong tháng cô hồn cần được làm một cách nghiêm trang để bày tỏ lòng thành kính.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo