Khả năng đào thải tự nhiên của sỏi thận phụ thuộc phần lớn vào kích thước của viên sỏi. Những viên sỏi có kích thước nhỏ thường tự đào thải trong khi sỏi lớn hơn sẽ cần sự can thiệp để giải quyết được sỏi.
Khoảng 70-80% sỏi có kích thước dưới 5mm sẽ tự động đào thải, trong khi đó 50% sỏi có kích thước từ 5-10mm cũng có khả năng tự đào thải. Còn đối với sỏi trên 10mm thì phải có chỉ định can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, thời gian đào thải tự nhiên của sỏi thận cũng phụ thuộc vào kích thước:
Sỏi thận kích thước nhỏ dưới 5mm có tỷ lệ đào thải tự nhiên cao
Ngoài yếu tố kích thước thì vị trí viên sỏi xa hay gần niệu quản cũng có ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải. Theo khuyến cáo của AUA (Hiệp hội tiết niệu Mỹ):
Sỏi xa hay gần niệu quản có ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải
Thường kích thước sỏi trên 10mm được đánh giá là nguy hiểm vì khi viên sỏi đào thải ra ngoài thì có khả năng kẹt lại tại ống niệu quản, gây ra cơn đau quặn thận và biến chứng thận ứ nước.
Ngoài ra, vị trí sỏi tại bể thận cũng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm trùng đường tiết niệu, ổ áp xe, suy thận, tắc bể thận,...
Sỏi trên 10mm có thể gây ra cơn đau quặn thận
Chỉ định can thiệp ngoại khoa đối với sỏi thận thì phải dựa vào hai yếu tố chính là kích thước lớn hay nhỏ và các triệu chứng lâm sàng đã xuất hiện hay chưa:
Sỏi gây triệu chứng hoặc trên 10mm cần được can thiệp để tán nhỏ viên sỏi
Cùng với sự phát triển của y học và công nghệ, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận. Phụ thuộc vào kích thước, vị trí, thể trạng... của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp.
Bác sĩ sử dụng máy xung kích áp gần cơ thể để làm vỡ viên sỏi kích thước to (thường là 5 - 10mm) chia thành nhiều viên sỏi nhỏ hơn để có thể đào thải tự nhiên.
Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL) có tỷ lệ thành công thấp
Bác sĩ rạch một đường nhỏ qua da lưng, hông, sau đó đưa các ống nội soi vào thận để phá nhỏ viên sỏi bằng tia laser, sóng siêu âm hoặc xung hơi và lấy viên sỏi ra. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống dẫn lưu dịch từ trong thận ra ngoài. Phương pháp này có thể áp dụng cho sỏi kích thước lớn 20mm.
Phương pháp mổ nội soi lấy sỏi thận qua da (PCNL) có thể áp dụng được nhiều loại sỏi
Bác sĩ sử dụng một ống nội soi nhỏ, đi thông qua đường tiểu vào niệu đạo rồi đến bàng quang, tới ống niệu quản để tán sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này phù hợp với trường hợp sỏi ở 1/3 giữa và dưới niệu quản.
Phương pháp nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng (URS) có thể gây đau sau mổ
Trong tất cả các phương pháp tán sỏi thì đây là phương pháp tiên tiến nhất. Bác sĩ sử dụng một ống mềm đưa vào đường tiểu tương tự như nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng (URS).
Ngoài ra, còn có phương pháp mổ hở lấy sỏi tuy nhiên phương pháp này hiện nay ít được sử dụng đến do tỷ lệ biến chứng cao trong khi ưu điểm không có gì vượt trội so với mổ nội soi qua da.
Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm(furs) là phương pháp tiên tiến nhất
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan về sỏi thận thường gặp:
Sỏi thận có kích thước 10mm được đánh giá là khá lớn và nguy hiểm. Vì vậy, sỏi trên 10mm cần phải có chỉ định can thiệp lấy sỏi để tránh các biến chứng xảy ra như tổn thương niêm mạc thận, nhiễm trùng, thận ứ nước...
Sỏi thận trên 10mm cần phải có chỉ định can thiệp lấy sỏi
Như đã nói ở trên, tất cả các loại sỏi thận có kích thước trên 12mm đều có chỉ định mổ dù có gây ra triệu chứng hay không. Kích thước này có thể cân nhắc nhiều phương pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, qua nội soi ống mềm hoặc qua da...
Sỏi thận có kích thước trên 12mm đều có chỉ định mổ
Cách hiệu quả nhất để đào thải sỏi thận là uống nhiều nước mỗi ngày. Uống khoảng 2 - 2,5 lít nước và chia đều trong cả ngày, không uống nhiều nước cùng một lúc để tránh quá tải cho thận.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm nước bằng các loại nước ép trái cây hỗ trợ đào thải sỏi thận như nước ép dứa.
Nước ép dứa hỗ trợ đào thải sỏi thận tự nhiên
Tất cả các loại sỏi tiết niệu khi có triệu chứng đều cần được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng. Dưới đây là một số dấu hiệu gợi ý bị sỏi tiết niệu mà bạn cần phải đi gặp bác sĩ sớm:
Hãy đi khám bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng hoặc sỏi không tự đào thải sau 4 tuần
Hình ảnh X-quang cho thấy được hầu hết các loại sỏi thận
Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ sỏi tiết niệu, hãy tìm ngay đến cơ sở y tế có Chuyên khoa Thận tiết niệu uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời:
Xem thêm
Sỏi thận lớn hoặc gây ra triệu chứng như đau quặn thận, tiểu ra máu, sốt... thì cần phải can thiệp ngoại khoa sớm để tránh gây ra biến chứng. Hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều người hơn để cùng nâng cao hiểu biết về bệnh sỏi thận nhé!