Phía sau những cái chết ‘bất lực’ của K- nhân

Liên quan đến ít nhất có 2 trường hợp nhảy lầu tự tử ngay tại bệnh viện trong tháng 11 vừa qua, đã có không ít người giật mình khi thấy có điểm trùng hợp đáng chú ý …

Xem thêm

Nhiều người đành chấp nhận cái chết đến sớm hơn vì… không có tiền!

Sáng sớm ngày 21/11, tại khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai, một nam bệnh nhân nhảy lầu tự tử. Mặc dù được các nhân viên y tế khẩn trương cấp cứu ngay sau đó nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Theo thông tin từ phía đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân vừa chỉ định nhập viện vào khoa Tiêu hóa do đau bụng nhiều, theo dõi u gan, Xơ gan Child Pugh B – Viêm gan B – Đái tháo đường – Chưa loại trừ K tụy.

Nhiều nghi vấn cho rằng, trước áp lực bệnh tật và nỗi lo kinh tế không đủ chi trả viện phí, nam bệnh nhân nghĩ quẩn và tìm tới cái chết.

Hiện trường xảy ra vụ bệnh nhân tự tử khi đang điều trị tại BV Bạch Mai (Ảnh tư liệu)

Ngay sau đó, ngày 22/11, tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển (Quảng Ninh), một bệnh nhân đang điều trị ung thư đại tràng cũng chọn cái kết tương tự. Theo nhân chứng kể lại, lợi dụng lúc mọi người không để ý, anh H. trèo qua cửa sổ cửa phòng và nhảy xuống đất từ tầng 5.

Thông tin từ Bệnh viện, ngày 8/11, bệnh nhân này được phẫu thuật cắt đoạn đại tràng và được theo dõi, điều trị tại Khoa Phẫu trị và Xạ trị trị thuộc Trung tâm Ung bướu của bệnh viện…

Đây chỉ là 2 trong số các vụ tự tử xảy ra thời gian gần đây gây ồn ào dư luận có liên quan đến các K- nhân. Phải chăng tâm lý suy sụp khi hay tin bị bệnh nan y, hành trình điều trị dài lâu, nhiều biến chứng khiến bệnh nhân mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, áp lực về gánh nặng chi phí tài chính khủng dồn lên bệnh nhân và thân nhân… khiến không ít bệnh nhân nghĩ quẩn tự kết thúc sớm cuộc đời?

Kết quả khảo sát trên 12 tỉnh, thành về kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh ung thư của Bệnh viện K Trung ương từng cho một kết quả bất ngờ. Đó là 67% người được khảo sát cho rằng ung thư là bệnh nan y, phát hiện sớm hay muộn cũng thế thôi.

Theo lý giải của các chuyên gia, người dân Việt chưa có nhiều hiểu biết về ung thư. Thậm chí, nhiều người vẫn còn quan niệm ung thư là bệnh nan y không thể chữa, chỉ chờ chết.

Một thống kê đáng chú ý của Hội Phòng chống ung thư Việt Nam mỗi năm số ca mắc ung thư không ngừng tăng lên và trẻ hoá. Theo ước tính, năm 2018, số ca mắc mới sẽ tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, 71,4% trường hợp ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn nên dẫn đến việc điều trị càng khó khăn và tốn kém hơn.

Ra mắt tháng 8/2016, Bảo Việt K-Care (của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt) đã được nhiều khách hàng lựa chọn tin dùng khi là sản phẩm dịch vụ bảo hiểm chuyên biệt dành cho bệnh ung thư. Đây là sản phẩm dịch vụ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam với quyền lợi bảo hiểm ung thư được chi trả một khoản tiền tối đa lên đến 1 tỷ đồng.

Người mua bảo hiểm có thể chủ động tài chính điều trị ung thư sớm và yên tâm lựa chọn các địa chỉ, phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, đạt hiệu quả tốt nhất. Tính đến thời điểm này, Bảo hiểm Bảo Việt đã tiếp nhận và giải quyết bồi thường cho rất nhiều trường hợp khách hàng với tổng giá trị đã chi trả bồi thường lên tới hàng tỷ đồng, trong đó có khách hàng nhận được số tiền bồi thường tối đa 100% cho quyền lợi bảo hiểm. 

98% tự chi trả điều trị và gánh nặng tài chính với K- nhân

Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu - Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có ung thư. Trước kia tại Hà Nội chỉ một bệnh viện ung thư là Bệnh viện K, nay đến ba viện chữa ung thư, thêm nhiều bệnh viện ung bướu tuyến tỉnh nhưng sự quá tải vẫn xảy ra.

Bệnh nhân chờ khám và điều trị tại Bệnh viện K

“Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí, mà còn làm giảm năng suất lao động, chất lượng sống của người dân... Bên cạnh đó, chi phí điều trị cho bệnh ung thư cao gấp nhiều lần so với điều trị các bệnh khác vì đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đắt tiền, điều trị lâu, có nhiều biến chứng. Chưa kể, phần lớn người bệnh đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc chữa trị càng khó khăn và tốn kém”- TS Trần Đắc Phu cho hay.

Các nghiên cứu về tài chính trong điều trị ung thư ở Việt Nam thời gian qua cũng cho thấy, những gia đình có người bệnh ung thư đang phải gánh chịu hệ lụy tài chính nặng nề từ việc điều trị ung thư. Theo đó, khoảng 33% số người bệnh ung thư không đủ tiền mua thuốc điều trị sau 12 tháng phát hiện bệnh; 22% không thể thanh toán chi phí đi lại; 24,37% gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt (không đủ khả năng chi trả chi phí thường xuyên trong gia đình như tiền điện, nước, ga…), phải vay mượn. Thậm chí, gần 9% gia đình phải bán đất đai, nhà cửa, chuyển nhà… mới có chi phí để điều trị bệnh.

Một nghiên cứu của Dự án phòng, chống ung thư tại Việt Nam từ năm 2012 đã cho thấy khoảng 98% người bệnh và gia đình đều tự chi trả các chi phí điều trị bệnh. Trong đó, tỷ lệ người bệnh và người nhà tự chi trả nhiều nhất ở nhóm mắc bệnh ung thư khoang miệng và thấp nhất ở nhóm người mắc bệnh ung thư đại trực tràng…

Tuy nhiên, mới đây, Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra khuyến cáo 40% ung thư có thể dự phòng, 30% ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, 30% có thể kéo dài thời gian sống, cải thiện cuộc sống nhờ can thiệp bằng áp dụng những nghiên cứu kỹ thuật khoa học tiên tiến trong y học.

Chính vì vậy, trong công tác phòng, chống ung thư tại Việt Nam thời gian tới có đặt ra một trong số các mục tiêu là: đến năm 2020 sẽ có khoảng 40% người dân có hiểu biết đúng về bệnh ung thư.

Điều này có nghĩa, không chỉ cần nâng cao hiểu biết, dự phòng về ung thư của người dân thông qua việc chủ động thăm khám sức khoẻ định kỳ để tầm soát bệnh ung thư sớm, mà việc chủ động dự phòng tài chính cho tương lai bằng việc tham gia các gói bảo hiểm bệnh tật, bảo hiểm sức khoẻ để phòng rủi ro khi không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Đây đang được xem là đầu tư, lựa chọn thông minh của không ít người dân và là cách giảm thiểu tối đa những gánh nặng về kinh tế, tâm lý đến từng cá nhân, gia đình và rộng hơn là đảm bảo an sinh xã hội bền vững của mỗi quốc gia.

Thanh Hoa

Xem thêm

Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị nòng cốt và lâu đời nhất trong hệ thống các Công ty thành viên thuộc Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt với trên 50 năm kinh nghiệm hoạt động. Hiện mạng lưới công ty thành viên và phòng bảo hiểm trải rộng khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Bảo hiểm Bảo Việt luôn tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng như Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng ... Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Bảo hiểm Bảo Việt luôn khẳng định vai trò là nhà bảo hiểm đóng vai trò dẫn dắt và kiến thiết thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, với nguồn lực mạnh mẽ và thực hiện đúng cam kết của mình trước khách hàng, nhằm mang lại các lợi ích cao nhất cho khách hàng và cộng đồng.

Trong nhiều năm liên tiếp, Bảo hiểm Bảo Việt nhận được rất nhiều các các giải thưởng uy tín, trong đó có: Giải thưởng Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ tốt nhất Việt Nam 2018 và Doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ sáng tạo nhất Việt Nam 2018 (Global Banking and Finance Review); Thương hiệu Bảo hiểm Phi nhân thọ tốt nhất Việt Nam 2018 (Best Brand Magazine); Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam 2018 (Vietnam Report) ... Và cùng với rất nhiều các giải thưởng khác nữa trong nước và khu vực đã trao tặng.

Đây chính là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Bảo hiểm Bảo Việt trong suốt chặng đường hơn 50 năm kiên trì đi theo định hướng phát triển bền vững, lấy khách hàng làm trung tâm như kim chỉ nam cho các hoạt động của mình


Tin liên quan