Bên cạnh một mâm lễ đủ đầy với các loại bánh kẹo, rượu thuốc, xôi, bánh trôi… thì khi thắp hương cúng Rằm tháng Giêng cũng không thể thiếu một mâm ngũ quả và một bình hoa tươi.
Người xưa thường có câu: “Giỗ tết cả năm không bằng cúng rằm tháng Giêng”. Theo đó, lễ cúng Rằm tháng Giêng được gia đình Việt rất coi trọng. Bởi vậy mà với mỗi gia đình, mâm cúng thường là điều là quan trọng nhất.
Mâm cúng cần được chuẩn bị đầy đủ theo đúng phong tục và cẩn thận. Tuy không cần quá cầu kì vì còn tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình nhưng nhất định không được xuề xòa với cái tâm chân thành nhất.
Việc đặt mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên dịp Rằm tháng Giêng thuận theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên; hay quy luật đất trời theo ngũ hành: 5 màu của quả tượng trưng cho Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Trong đó có thể kể đến:
Nải chuối xanh: là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của mọi gia đình ngày Tết. Từ thực tế trên mâm ngũ quả, nải chuối nằm ở dưới nâng đỡ những quả khác cho thấy nải chuối mang ý nghĩa đem lại sự đùm bọc, sung túc bình an, tượng trưng cho sự đoàn kết và hạnh phúc của mọi người trong nhà.
Quả táo: Trong phong thủy, quả táo tượng trưng cho sự yên bình và hòa hợp. Loại quả này cũng được ưa chuộng vì màu đỏ của nó mang ý nghĩa tốt lành, đem lại những điều hạnh phúc, may mắn.
Quả dứa: Trong tiếng Hán, dứa phát âm nghe như "may mắn đến theo cách của bạn", vì thế dứa đã trở thành một biểu tượng phong thủy truyền thống cho sự giàu có và may mắn.
Quả cam: Cam là một loại quả mang ý nghĩa đặc biệt về phong thủy, cam được coi là gửi gắm lời nguyện cầu về may mắn, thành công. Hơn nữa, cam cũng để được lâu trên bàn thờ và có mùi rất thơm và màu sắc đẹp mắt, nổi bật.
Theo quan niệm tín ngưỡng tâm linh của người Việt, mọi người nên chọn những loại quả mang màu sắc đẹp mắt cùng những ý nghĩa tốt lành. Ngoài ra, cũng nên tránh bày hoa quả giả trên bàn thờ trong những ngày này vì theo nhiều người, điều này vừa thể hiện sự kém tôn trọng thần linh, gia tiên, lại vừa không có lợi cho phong thủy.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!