Theo quan niệm dân gian, rằm tháng 7 được coi là ngày xá tội vong nhân, ngày mở cửa địa ngục để vong linh về nhà. Vì thế, trong ngày này có những điều kiêng kị tuyệt đối không được làm để tránh xui xẻo.
Ngày rằm tháng 7 có hai ý nghĩa là cùng tổ chức lễ “xá tội vong nhân” và “vu lan báo hiếu”
Người miền Bắc gọi ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân còn người miền Nam gọi ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan.
Theo người Trung Quốc ngày rằm tháng 7 còn được gọi là tết Trung Nguyên (tục cúng lễ tổ tiên” và ngày này là ngày mà âm phủ sẽ soi chiếu sổ sách để đặc ân cho các âm hồn ma quỷ đơn côi vất vưởng đang chịu cực hình nơi địa ngục A Tỳ.
Theo khoa học ngày rằm tháng 7 là ngày Trăng tròn, ngày này mặt trăng được chiếu sáng toàn bộ khi bạn nhìn từ trái đất. Do vậy mà trong âm lịch thì đầu tháng là lúc trăng mới, còn ngày trăng tròn sẽ rơi vào các ngày 14 hoặc 15 của tháng âm.
Theo tâm linh thì ngày rằm tháng 7 âm lịch có ý nghĩa là ngày xá tội vong nhân và ngày lễ vu lan bồn, hai lễ này khác nhau hoàn toàn nhưng chỉ tổ chức chung một ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Dưới đây là những điều kiêng kị rằm tháng 7 theo dân gian để có thể tránh được những điều xui xẻo.
1. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.
2. Tuyệt đối không được cúng những đồ ăn mặn. Nếu cúng mặn có nghĩa là khơi dậy “tham, sân, si” có thể làm cho âm phần dữ tợn hơn nữa.
3. Không nên ra đường buổi đêm, nhất là với trẻ con. Phần đông cho rằng, ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa kẻo bị bắt mất. Ngoài ra, rất nhiều người cũng sợ không dám lái xe vào ban đêm. Họ sợ sự va chạm - được coi là hành động xúc phạm tới quỷ thần và có thể reo rắc vận rủi sau này.
4. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong quần áo ấy.
7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
8. Bơi ngoài sông, ngoài biển cũng là một điều tối kỵ. Mạ quỷ thường sống ở nơi nhớp nhúa, ẩm ướt, do đó nếu bơi dễ gặp phải chúng, bị chúng kéo chân làm cho chết đuối.
9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập.
10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, có thể gặp tai hoạ.
14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác hình như có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.
19. Không nên mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ.
20. Không nên động thổ, nhập trạch.
21. Không nên thề thốt nói bậy bất cứ điều gì.
22. Không nên tự ý chặt cây có gốc to.
23. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.