Đi lễ chùa dịp đầu năm mới để cầu may mắn, cầu bình an, cầu tài lộc từ lâu đã trở thành nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Dưới đây là những địa điểm du lịch tâm linh bạn có thể tham khảo!
Đầu năm mới, ngoài những mâm cơm đặc biệt và rất nhiều phong tục truyền thống mà các gia đình thường làm để cầu may mắn, cầu bình an và tài lộc thì đi lễ chùa là một trong những điều không thể thiếu đối với mỗi gia đình.
Tùy thuộc vào sở thích, hoàn cảnh mà mọi người có thể lựa chọn cho mình một địa điểm du lịch tâm linh khác nhau.
Đối với các phật tử trên khắp cả nước, đền Trần (Nam Định) có lẽ đã chẳng còn xa lạ. Tọa lạc ngay trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định, đền Trần năm nào cũng thu hút được rất đông du khách về xin ấn ngày rằm tháng Giêng.
Bởi nhiều người với lòng nhất tâm cùng niềm tin nơi vào tâm linh của mình, người ta tin rằng nếu sở hữu được Ấn chỉ ở đền Trần thì chắc chắn những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến cũng như sớm thành danh, thăng tiến trên con đường sự nghiệp.
Nếu thật sự quan tâm đến ngôi đền linh thiêng bậc nhất cả nước này, người ta sẽ chẳng còn lạ lẫm với hình ảnh hàng vạn, hàng triệu du khách từ khắp nơi đổ về đền Trần vào đúng 11 – 12 giờ đêm ngày 14 tháng Giêng âm lịch.
Vì theo tương truyền, đây chính là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm để xin được Ấn chỉ.
Ngoài xin ấn, dâng hương, khách đến đền ngày khai hội còn được trải nghiệm các hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo khác như: chọi gà, diễn võ, hát văn... Không khí ở đền Trần (Nam Định) theo đó mà cũng trở nên sôi động hơn, tuy nhiên vẫn rất đậm đà bản sắc văn hóa.
Ngoài đền Trần thì chùa Yên Tử cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam. Ngôi chùa nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Do vậy, để tới được đây, mọi người sẽ phải trèo khá nhiều, và do địa hình nơi đây nên cũng khá nguy hiểm. Tuy nhiên, dịp đầu năm, vẫn có rất nhiều người tới đây để đi hành hương.
Song, một vài năm trở lại đây đã có thêm dịch vụ cáp treo phục vụ du khách nên mọi người cũng đỡ vất vả hơn.
Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Nhiều năm qua, chùa Yên Tử vẫn luôn là một trong những địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật. Như một thông lệ, dịp đầu xuân năm mới, du khách thường đổ về đây để vãn cảnh và cầu may.
Mỗi dịp xuân về, hàng triệu du khách hành hương từ khắp mọi miền lại nô nức kéo nhau về tham dự lễ hội chùa Hương.
Tết đến xuân về cũng là lúc hàng triệu tín đồ phật tử và du khách thập phương nô nức kéo nhau về đây để tham dự lễ hội chùa Hương.
Từ trước tới nay, chùa Hương vẫn luôn nổi tiếng là một trong những ngôi chùa cầu tự, cầu may nổi tiếng ở miền Bắc.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên non nước hữu tình thì lý do khiến chùa Hương trở thành điểm hành hương nổi tiếng ở Việt Nam chính là bởi theo tương truyền, đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.
Nơi đây là quần thể những công trình kiến trúc nằm rải rác quanh dòng suối Yến hiền hòa và rất đỗi thơ mộng.
Hành hương đến chùa Hương mỗi độ xuân về, di khách không chỉ được lênh đênh trên những con thuyền rồi thả hồn vào khung cảnh mộng mơ nơi đây để ngắm nhìn trọn vẹn cảnh núi non trùng điệp, ngập tràn sắc xuân mà còn có cơ hội tham gia vào lễ hội chùa Hương, được diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến tháng 3 âm lịch hàng năm.
Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đền Bà Chúa Kho chính là một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng lý tưởng.
Đây không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương về đây xin lộc. Theo tương truyền trong dân gian, những người đi lễ đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để "vay tiền" làm ăn kinh doanh trong năm mới để hy vọng có được một năm đầy ắp may mắn và thuận lợi trong công việc.
Sở dĩ, đền có tên là Bà Chúa Kho bởi đây chính là nơi tưởng niệm người phụ nữ Việt Nam đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã mất trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần.
Người dân nhớ thương Bà nên đã lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.
Chùa Bái Đính được biết đến như một nơi cầu may đầu năm được nhiều người vô cùng yêu thích bởi không chỉ có thể hành hương, tới đây mọi người còn có thể kết hợp với việc đi du lịch, khám phá các danh lam thắng cảnh đặc sắc tại khu danh thắng Tràng An.
Chùa Bái Đính là một ngôi chùa được biết đến như một nơi cầu may linh thiêng dịp đầu năm mà không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn nắm giữ rất nhiều kỷ lục như: tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…
Tọa lạc ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên gọi khác là “Đồng Đăng linh tự”. Đồng Đăng không chỉ nổi tiếng bởi phố Kỳ Lừa, nàng Tô Thị hay chùa Tam Thanh, mà còn thu hút du khách bởi đền Mẫu - một ngôi đền với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính và uy nghi nằm trên đỉnh núi.
Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng được tổ chức vào mồng 10 tháng Giêng hằng năm, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến đây thưởng ngoạn nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lạng bên cạnh việc thắp hương và cầu mong sức khỏe, cầu tài, cầu lộc cho một năm mới thịnh vượng.
Không chỉ vậy, đến đây vào ngày chính hội, du khách còn được tham gia vào các hoạt động tâm linh truyền thống mà ngay cả những du khách Trung Quốc cũng rất thích thú.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời nào đền Mẫu Đồng Đăng cũng được nhân dân góp công, góp của tôn tạo. Đến nay, ngôi đền đã mang diện mạo khác hẳn, tường bao hoa văn đẹp mắt; cây cối xanh rì tỏa mát cả sân đền, ghế đá, biển chỉ dẫn được sắp đặt gọn gàng, khoa học.
Du khách khi đến thắp hương, vãn cảnh không phải bận tâm, bực mình vì gặp cảnh ăn xin đeo bám, không có cảnh xem quẻ, bói toán lộn xộn như ở một số đền chùa khác.
Thấp thoáng phía sau Tam bảo, một tòa tháp tráng lệ đang được hoàn thiện, như một minh chứng cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa của vùng đất miền biên ải.
Ngày nay, đền Mẫu Đồng Đăng còn là một điểm dừng chân trong tuor du lịch từ các tỉnh đến Lạng Sơn, đi cửa khẩu Tân Thanh và chợ Đông Kinh…
Ở Huế, có lẽ sẽ chẳng ai là không biết chùa Tử Đàm. Và những ai đã từng đặt chân tới đây đều sẽ không khỏi trầm trồ trước sự nguy nga lộng lẫy của nơi này.
Chùa Tử Đàm nằm tại số 1 đường Sự Liễu Quán, phường Trường An. Ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỉ XVI.
Cũng giống như nhiều ngôi chùa khác, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, rất đông du khách và người dân địa phương tới đây để vãn cảnh và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho một năm mới an khang, thịnh vượng và gặp nhiều may mắn đến với gia đình.
Ngôi chùa có khung cảnh thiên nhiên và kiến trúc tuyệt đẹp đã khiến bao nhiêu du khách xiêu lòng. Chùa Linh Ứng Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà như một nét đẹp tâm linh của người Đà Nẵng.
Chùa xây dựng vào năm 2004 là điểm đến nổi tiếng của các phật tử với tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam và hệ thống các pho tượng khác vô cùng đồ sộ.
Đến với ngôi nhùa, du khách sẽ được đắm chìm trong cảnh biển đẹp hút hồn, cảm nhận được sự tĩnh lặng, bình yên của ngôi chùa được xem là “cõi Phật giữa nhân gian”.
Là một ngôi chùa lớn lâu đời và rất nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh mà những người con Sài Thành ai nấy đều không thể không biết tới.
Chùa Phổ Quang nằm ở quận Tân Bình, nơi đây bình yên với tiếng chim kêu ríu rít cùng làn gió nhẹ, thu mình dưới bóng cây râm mát khiến những du khách đặt chân tới đây đều cảm thấy vô cùng thanh thản, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật tan biến ngay trong chốc lát.
Có lẽ vì thế mà chùa Phổ Quang được nhiều du khách đặc biệt ưu ái tìm đến để chiêm bái, vãn cảnh.
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP HCM. Bước chân vào chùa du khách sẽ thấy thích thú với hồ nước hoa sen, khói tỏa nghi ngút khắp sân, trong chùa có một hồ nuôi rùa tạo cảm giác vô cùng bình yên.
Chùa Ngọc Hoàng (trước kia được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa). Nơi đây mang nét kiến trúc của người Trung Hoa, nhẹ nhàng, thanh tịnh mà sâu lắng.
Chùa Ngọc Hoàng sẽ không khiến người ta phải trầm trồ vì sự lộng lẫy, nguy nga mà hết sức dịu dàng khiến du khách thích thú với hồ nước hoa sen, với khói tỏa nghi ngút khắp khoảng sân.
Khách thập phương tới đây hành hiếng, thăm viếng chùa thường phóng sinh rùa xuống hồ.
Những ngày Tết Nguyên đán, được cùng gia đình và bạn bè ghé thăm những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng để ước nguyện cho năm mới gặp được nhiều điều may mắn là một điều vô cùng tuyệt vời.
Bởi không chỉ được ngắm những khung cảnh thiên nhiên bình yên tuyệt đẹp mà mọi người còn có thể cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp đến với bản thân và những người xung quanh mình.