Sa sút trí tuệ là hội chứng lâm sàng bị gây ra bởi tổn thương não, gây ra tình trạng nhớ nhớ quên quên của người già. Làm thế nào để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này?
Sa sút trí tuệ là hội chứng lâm sàng bị gây ra bởi tổn thương não. Biểu hiện đặc trưng là suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, chú ý, định hướng, ngôn ngữ, trí giác, suy luận, điều hành và khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục.
Bên cạnh đó, sa sút trí tuệ có thể bắt gặp ở nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt phổ biến nhất là căn bệnh Alzheimer - bệnh này chiếm 60% đến 80% tổng số các bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.
Theo ThS.BS Bùi Văn San, Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai, khi bị sa sút trí tuệ, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:
- Trí nhớ bị suy giảm, giai đoạn đầu thường là giảm trí nhớ ngắn hạn
- Giảm khả năng nhận thức về thời gian, không gian
- Giảm giao tiếp bằng lời và chữ viết, khó tìm từ khi nói, nói sai, viết sai
- Không nhận ra được người thân, người quen, các đồ vật quen thuộc hoặc có thể nhận nhầm
- Khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân...
- Ngại tiếp xúc với mọi người, thu mình khỏi công việc và xã hội
- Có sự thay đổi về cảm xúc: lo âu, trầm cảm, lãnh đạm, nghi ngờ, sợ hãi....
- Khả năng điều hành bị suy giảm: giảm khả năng tính toán, giảm sự sáng tạo, không có khả năng đưa ra quyết định để điều hành, lập kế hoạch.
- Có sự biến đổi nhân cách, luôn tự coi mình là trung tâm, rất dễ kích động và bệnh sẽ nặng lên khi tiến triển như bị kích động lời nói, hành động, có các hành vi không phù hợp như đi lang thang.
- Bên cạnh bị rối loạn về nhận thức, bệnh sa sút trí tuệ còn có triệu chứng rối loạn tâm lý - hành vi và giảm chức năng nặng nề tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh
BSCKII Nguyễn Thị Phương Loan, Viện sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, sa sút trí tuệ gây nên gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh cũng như người thân và xã hội.
Các nguyên nhân chính gây ra sa sút trí tuệ gồm:
Để phòng ngừa sa sút trí tuệ, người cao tuổi cần thực hiện các khuyến cáo sau của bác sĩ: