Ung thư là từ ngữ nói chung về loại bệnh gây ra sự biến đổi về sinh sản, tăng trưởng, và tính năng của tế bào.
Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát. Sau nhiều lần nhân lên, các tế bào ung thư hình thành một khối ung thư có khả năng xâm lấn, phá hủy chính tại mô, cơ quan mà nó sinh ra và xung quanh hay thậm
Đối với u lành tính, bệnh có thể chữa được hoàn toàn còn với u ác tính, khả năng điều trị khó khăn, dễ tái phát, di căn nhanh.
Vậy làm cách nào để phân biệt hai loại u này với nhau, GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết:
Ung thư lành tính
– Phát triển rất lâu
– Có thể mềm hoặc chắc
– Phân chia rõ ràng, chủ yếu là có vỏ xơ bao bọc
– Không lan rộng đến các mô, khu vực khác
– Thực hiện được việc bóc tách hoặc cắt bỏ, rất ít khi tái phát.
Ung thư ác tính
– Phát triển tốc độ nhanh
– Thường là khối rắn
– Ranh giới xung quanh thường rất mơ hồ
– Xâm lấn, lây lan sang các mô, bộ phận khác
– Có thể thực hiện cắt bỏ nhưng vẫn dễ tái phát trở lại.
Nhiều người tự hỏi, nếu cơ thể họ xuất hiện khối u lành, liệu nó có thể trở thành ung thư hay không. GS. TS Nguyễn Bá Đức cho rằng, thường thì khối u lành tính không gây ảnh hưởng nhiều tới cơ thể, tuy nhiên suy nghĩ nhiều người lo lắng rằng vẫn có thể phát triển đến ung thư.
Và thực tế là có những trường hợp đi xét nghiệm kết quả lành tính nhưng một thời gian sau lại phát hiện ung thư nên cho rằng khối u lành tính có thể chuyển thành ác tính.
Ung thư lành tính thường không nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có thể dẫn đến khả năng biến chứng là di căn và trở nên nguy hiểm với người bệnh. Đại đa phần những bệnh nhân ung thư vú đều phát hiện ở giai đoạn muộn (hơn 70%).
Điều này một phần cho thấy những diễn biến khó lường của bệnh, mặt khác những triệu chứng báo hiệu bệnh thường không rõ ràng, cộng với tâm lý chủ quan sẽ khiến bệnh càng khó chữa và nguy hiểm hơn.