Chỉ bằng những loại thảo dược rẻ tiền vườn nhà là có thể chế biến được những món ăn bài thuốc trị cảm cúm hiệu quả.
Gừng là loại thảo dược có chứa tinh dầu diệt nấm, diệt khuẩn, hiệu quả với các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng nên thường được dùng để trừ cảm lạnh dưới dạng trà gừng nóng, cháo gừng. Mứt gừng, gừng muối có tác dụng ôn dương (làm ấm), tán hàn (chống lạnh), tiêu đàm. Gừng thường được nấu canh ăn giải cảm.
Cách nấu canh gừng trị cảm cúm như sau: gừng tươi 6g, hành 15g, tía tô 6g. Các nguyên liệu đem rửa sạch và nấu với nước, sắc đến khi 4 chén còn 2 chén, thêm muối vừa miệng, uống làm hai lần.
Hoặc cũng có thể lấy giấm 500 ml, gừng tươi và tỏi mỗi thứ 100g, rửa sạch, xắt lát ngâm trong giấm, đậy kín trong 30 ngày. Khi bị cảm dùng thức ăn kèm với 2 muỗng cà phê 10 ml giấm ngâm gừng tỏi.
Hành có vị cay hăng, có tác dụng lưu thông máu và tiết mồ hôi. Thường xuyên ăn hành có tác dụng phòng tránh nhiễm trùng, giảm sốt, giúp đổ mồ hôi rất tốt để làm dứt các cơn cảm cúm.
Cách chế biến món cháo hành trị cảm cúm rất đơn giản, chỉ cần đem một nắm gạo tẻ, vo sạch, thêm nhiều nước nấu nhừ thành cháo. Sau khi cháo chín thì thêm thật nhiều hành tươi, ăn lúc còn nóng, ăn rồi đắp chăn ấm để đổ mồ hôi là hết bệnh.
Hoặc cũng có thể nấu cháo gạo tẻ, thêm trứng gà, hành tươi, kinh giới, tía tô thái nhỏ vào vào ăn lúc nóng, ăn xong đắp chăn ấm cho ra mồ hôi.
Cải bẹ xanh là loại rau giúp thanh nhiệt, giải cảm, hỗ trợ điều trị táo bón, chữa mụn nhọt.
Còn gừng có chứa tinh dầu diệt nấm, diệt khuẩn, hiệu quả với các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, được dùng để trừ cảm lạnh.
Món canh cải bẹ nấu gừng giúp giải cảm vừa nhanh lại vừa ngon được chế biến như sau: Cải bẹ cắt khúc, rửa sạch; Gừng thái sợi. Đun sôi nồi nước, cho gừng thái sợi vào. Nước sôi cho rau cải vào và nấu khoản 1 phút, nêm gia vị vừa ăn là được. Món canh cải bẹ nấu gừng nên ăn nóng để đạt hiệu quả giải cảm tốt nhất.
Cháo thịt băm gừng là sự kết hợp hoàn hảo trong việc làm ấm cơ thể, giải cảm cúm nhanh và hiệu quả.
Nguyên liệu gồm: 200g gạo, 100g thịt lợn, 1 nhánh gừng nhỏ, hành lá, hành tím, muối, tiêu, mỗi thứ một ít.
Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ, ướp với ít hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu. Gừng rửa sạch, thái lát mỏng. Gạo vo kỹ, ninh nhừ, sau đó cho thịt băm vào, khuấy đều cho thịt rã ra và chín đều. Cho rừng thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị, tắt bếp.
Lá tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp và tức ngực. Hành lá và gừng khi được kết hợp có tác dụng giải cảm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyên liệu: 1/3 chén gạo, 1 quả trứng gà, 1 nhánh gừng tươi, 2 củ hành tím, lá tía tô, hành lá, muối, tiêu, mỗi loại một ít.
Tiếp đó đem lá tía tô và hành lá rửa sạch, xắt nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ, đập giập, thái nhỏ. Hành tím đập dập. Cho gạo và gừng vào nồi nấu thành cháo. Chờ cháo chín, cho lòng đỏ trứng gà vào cháo, đánh lên cho tan hoặc không tùy theo ý thích. Cho tía tô, hành tím vào nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món cháo tía tô này nên dùng ngay khi nóng để cơ thể đổ mồ hôi, giải cảm.