Ăn Kiwi đem lại lợi ích gì trong thai kỳ?

Qủa Kiwi chứa nhiều vitamin C, giàu folate, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì sao? Bà bầu ăn kiwi trong thai kỳ có an toàn?

Ăn Kiwi đem lại lợi ích gì trong thai kỳ?

Hiện nay, kiwi có gần như quanh năm, nhưng mẹ bầu chú ý mùa vụ chính thường vào khoảng tháng 4 đến tháng 12.

Ăn Kiwi có an toàn khi mang thai không?

Bạn có thể ăn Kiwi khi mang thai, vì nó có chứa nhiều vitamin C và K. Nó cũng rất giàu folate hỗ trợ sự phát triển của não và khả năng nhận thức. Thêm kiwi trước và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Giá trị dinh dưỡng của Kiwi

Kiwi có hương vị thơm ngon, không có cholesterol, ít đường và ít chất béo. Nó chứa vitamin C, K và E, folate, kali, chất xơ, choline, đồng, magiê và phốt pho.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một quả kiwi cỡ trung bình (69g) cung cấp:

Calo: 42,1 kcal

Chất béo: 0,3g

Cacbonhydrate: 10g

Chất xơ: 2g

Vitamin C: 64mg

Folate: 17,2 mcg

Vitamin K: 27,8 mcg

Hạt kiwi chứa axit alpha-linolenic, axit béo omega-3 và thịt quả có chứa carotenoids, bao gồm cả vitamin A, beta carotene, lutein và zeaxanthin.

Lợi ích của Kiwi khi mang thai

Ngoài những lợi ích axit folic mà kiwi mang lại, còn có những lợi ích khác nữa. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của Kiwi:

  • Hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ trong trái cây có thể giúp làm mềm phân và nhu động ruột trơn tru. Nó cũng ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi và đau bụng.

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch và năng lượng

Kiwi có lượng vitamin C cao giúp cải thiện khả năng miễn dịch và bảo vệ khỏi các gốc tự do và dị ứng. Nó cũng làm tăng mức năng lượng và giảm bớt mệt mỏi.

  • Kích thích dẫn truyền thần kinh

Vitamin C trong kiwi giúp hình thành các chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng trong việc cải thiện chức năng não.

  • Quản lý lượng đường trong máu

Kiwi là một loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp (GI) và là một lựa chọn tốt nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ. Vì 100g kiwi chỉ chứa khoảng 5g hoặc một muỗng cà phê glucose, nó không dẫn đến sự gia tăng đường và giữ cho bệnh tiểu đường trong tầm kiểm soát.

  • Lành vết thương và cải thiện sức khỏe của xương

Vitamin K giúp máu đóng cục bình thường. Nó cũng rất cần thiết cho sự phát triển của xương.

  • Ngăn ngừa thiếu máu

Trẻ đang phát triển cần thêm chất sắt, có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu ở mẹ. Vitamin C tạo điều kiện hấp thụ sắt tốt hơn từ thực phẩm giàu chất sắt.

Kiwi có chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu, có nghĩa là bạn có thể đưa chúng vào thực đơn hàng ngày mà không phải lo lắng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn ăn nó với số lượng vượt quá.

Bạn nên ăn bao nhiêu kiwi khi mang thai?

Bạn có thể có 2 quả kiwi (một khẩu phần trái cây) mỗi ngày để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng hoặc các vấn đề tiêu hóa, bạn nên ngừng ăn nó vì nó có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Tác dụng phụ của Kiwi

Bạn có thể có các triệu chứng dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác chỉ khi bạn ăn trái cây quá mức. Một số tác dụng phụ của kiwi như:

  • Hen suyễn, phát ban, nổi mề đay và dị ứng latex.
  • Vết loét và phát ban trong miệng hoặc lưỡi.
  • Tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa.
  • Viêm da.

Trong bất kỳ trường hợp nào ở trên, hãy ngừng ăn trái cây trong vài ngày.

Ăn Kiwi chưa chín có an toàn khi mang thai không?

Quả Kiwi chưa chín có tính axit mạnh hơn quả chín và nếu bạn ăn quá nhiều, chúng có thể gây lở loét ở miệng hoặc lưỡi. Để tránh các vấn đề này, bạn có thể dùng Kiwi với sữa hoặc sữa chua.

Trước khi sử dụng trái cây, hãy nhớ rửa kỹ và gọt vỏ để loại bỏ mầm bệnh hoặc thuốc trừ sâu. Kiwi rất bổ dưỡng và tốt để thêm vào chế độ ăn uống khi mang thai. Chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất. Nếu bạn bị dị ứng với trái cây hoặc thấy một số tác dụng phụ sau khi ăn, hãy ngừng tiêu thụ nó. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các vấn đề bạn gặp phải.

Ngọc Diệp/giadinhmoi.vn

Tin liên quan