Bà bầu ăn thịt gà: Giá trị dinh dưỡng và những lưu ý khi chế biến

Bình luận

Thịt gà là một trong những thực phẩm phổ biến có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Nhưng bà bầu ăn thịt gà có tốt không? Liệu ăn nhiều thịt gà có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

  Bà bầu ăn thịt gà có tốt không?

Bà bầu ăn thịt gà có tốt không?

Bà bầu ăn thịt gà có tốt không?

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu phải hết sức chú ý cân bằng dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Theo các chuyên gia, thịt gà là thực phẩm giàu protein và các loại axit amin giúp hệ cơ phát triển khỏe mạnh. 

  Thịt gà có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi

Thịt gà có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi

Thịt gà có rất nhiều khoáng chất, vitamin và protein. Ở những tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai, bà bầu có thể ăn thịt gà để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Một số lợi ích khi bà bầu ăn thịt gà đó là: 

  • Chứa nhiều vitamin B3, chất niacin giúp trí não của thai nhi phát triển.
  • Thịt gà còn chứa các loại axit amin cần thiết để hình thành và phát triển các cơ. 
  • Bà bầu nên ăn thịt gà bỏ da để giảm chất béo. 
  • Tiêu thụ khoảng 100 g thịt gà mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 50% protein cần thiết cho bà mẹ mang thai. 
  • Thịt gà cũng rất giàu các axit béo omega-3 và omega-6, ít cholesterol có lợi cho sức khỏe. 
  • Gan gà giàu chất cholin giúp hoàn thiện chức năng trí não của thai nhi. 
  • Gan gà cũng chứa folate cần thiết để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. 
  • Ngoài ra, thịt gà chứa các loại vitamin A, E, thiamine, selenium giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường sự trao đổi chất và cung cấp năng lượng. 
  • Không những thế, thịt gà còn cung cấp chất kẽm, sắt để phát triển các tế bào mới ở thai nhi. 

Các chuyên gia cho rằng những chất dinh dưỡng trong thịt gà có thể hỗ trợ sự phát triển các tế bào, hệ xương và các cơ quan của thai nhi trong bụng mẹ.

Thịt gà cũng giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính như tiểu đường, cholesterol và bệnh tim. 

Một số gợi ý về món ăn với thịt gà cho bà bầu 

  Bà bầu có thể chế biến súp gà bổ dưỡng cho cả mẹ và bé

Bà bầu có thể chế biến súp gà bổ dưỡng cho cả mẹ và bé

Bà mẹ mang thai có thể chế biến thịt gà với nhiều cách khác nhau để chống ngán, tăng cảm giác thèm ăn. Một số gợi ý cho bà bầu khi chế biến thịt gà đó là: 

  • Sử dụng thịt gà luộc bỏ da ăn kèm với các món salad.
  • Bà bầu có thể nấu thịt gà cà ri ăn với cơm, bánh mì.
  • Bà bầu có thể nấu súp gà hoặc luộc gà để thưởng thức. 
  • Các loại gà hầm, gà luộc cũng rất giàu dinh dưỡng đối với mẹ bầu và thai nhi. 

Bà bầu lưu ý khi ăn thịt gà 

  Bà bầu nên ăn thịt gà nấu chín kỹ, tránh gà bị bệnh và không nên chiên rán ở nhiệt độ cao

Bà bầu nên ăn thịt gà nấu chín kỹ, tránh gà bị bệnh và không nên chiên rán ở nhiệt độ cao

Một trong những nguy cơ là khi ăn phải thịt gà nhiễm bệnh, bà bầu ăn thịt gà có thể nhiễm khuẩn Listeria. Vi khuẩn gây nhiễm trùng Listeria (Listeriosis) được tìm thấy ở thịt gà nhiễm bệnh.

Khi mắc loại vi khuẩn này, bà bầu có nguy cơ sinh non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh, thậm chí gây tử vong ở thai nhi. 

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, 22% các trường hợp nhiễm vi khuẩn Listeriosis có nguy cơ gây tử vong ở trẻ sơ sinh. 

Dù nhiễm khuẩn Listeriosis không phổ biến lắm, nhưng nó vẫn có thể xảy ra và nguy hiểm đối với các bà bầu. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nấu chín thịt gà, tránh ăn các loại gỏi, các loại đồ sống. 

Bà bầu không nên mua các loại thịt gà bày bán sẵn ở chợ hoặc ăn các loại bánh có chứa thịt gà như bánh sandwich, hamburger,...

Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều thịt gà chế biến ở nhiệt độ cao, nhiều mỡ vì nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. 

(Theo Parenting)

Bạn đang xem bài viết Bà bầu ăn thịt gà: Giá trị dinh dưỡng và những lưu ý khi chế biến tại chuyên mục Mang thai của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Minh Trần