Tòa mời đến giải quyết ly hôn đơn phương nhưng chồng không đến thì có giải quyết được không, trường hợp này cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Trường hợp ly hôn đơn phương nhưng chồng không tới Tòa án sẽ xem xét và quyết định cho ly hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
- Vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng
- Đời sống chung không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được.
Nếu người chồng vắng mặt tại phiên tòa mà có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ hoãn lại phiên tòa.
Trong điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại tòa:
“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này".
Quy trình giải quyết ly hôn đơn phương thế nào?
Cũng giống như ly hôn thuận tình, thủ tục ly hôn đơn phương sẽ bao gồm các bước sau:
- Vợ/chồng nộp hồ sơ yêu cầu xin đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú và làm việc.
- Người nộp đơn tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện sau đó đem nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
- Khi đương đơn đã hoàn tất thủ tục, phía Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết theo quy định và ra bán án hay quyết định giải quyết vụ án.
Theo quy định, thời gian giải quyết ly hôn đơn phương cụ thể như sau:
- Thời gian xét xử sẽ kéo dài từ 3 - 6 tháng tính từ ngày thụ lý vụ án.
- Thời hạn mở phiên tòa từ 1 - 2 tháng tính từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Tài sản chung của cả hai vợ chồng được tích lũy trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được cho tặng chung và các tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Phần tài sản này nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định.
Thông thường, tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập và phát triển khối tài sản chung.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị.
- Trong trường hợp có sự sát nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.