Lỗi vượt đèn đỏ là một trong những lỗi thường gặp ở người tham gia giao thông. Vậy lỗi vượt đèn đỏ sẽ bị công an giao thông phạt bao nhiêu tiền theo quyết định mới năm 2020?
Vượt đèn đỏ là một trong những lỗi thường gặp nhất khi tham gia giao thông. Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100, trong đó đề nghị tăng mạnh mức phạt với hành vi vượt đèn đỏ này.
Theo Nghị định 100 NĐ-CP thì xe máy, ô tô phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền mức cao hơn trước đây gấp 2-2,5 lần.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP của thủ tướng Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và giao thông đường sắt vừa có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2020.
Theo đó, mức phạt nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ tăng cao hơn trước. Cụ thể là mức phạt đối với chủ phương tiện tham gia giao thôngcó hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng như sau:
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng chủ phương tiện tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 1 triệu đồng (tước bằng lái từ 1 - 3 tháng). Cùng lỗi này theo Nghị định cũ (Nghị định 46 năm 2016) thì mức phạt là 300.000 - 400.000 đồng.
Mức phạt đối với ô tô
Chủ phương tiện tham gia giao thông vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (tước bằng lái 01 - 03 tháng). Mức phạt cũ theo Nghị định 46 là 1,2 - 2 triệu đồng.
Có thể thấy đối với lỗi vi phạm giao thông vượt đèn đỏ, đèn vàng, mức phạt mới năm 2020 tăng gấp 2-2,5 lần so với mức phạt cũ và có thể áp dụng hình phạt bổ sung tước bằng lái từ 1-3 tháng.
Hành vi vi phạm vượt đèn đỏ, đèn vàng là lỗi vi phạm giao thông rất nguy hiểm trong gioa thông vận tải, có thể dẫn tới những tai nạn kinh hoàng cho người dân.
Người điều khiển phương tiện bị xác định vi phạm lỗi này nếu chấp hành sai đèn tín hiệu giao thông theo Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về hệ thống báo hiệu đường bộ đó là
+ Đèn xanh là được đi.
+ Đèn đỏ là cấm đi.
+ Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp chủ phương tiện đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp, nếu trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ lại, luôn chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.