Trong số 8 triệu loài sinh vật đã được biết tới, khoảng 1 triệu loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó hơn 40% là lưỡng cư, 1/3 cá mập và khoảng 1/3 là động vật có vú dưới biển.
Đó chính là những sự thật đáng sợ mà Liên Hiệp Quốc vừa công bố dựa trên kết quả nghiên cứu cực kỳ lớn về đa dạng sinh học toàn cầu, lấy dữ liệu từ hơn 100 nước, trong đó 450 chuyên gia đã viết nháp hơn 1800 trang trong vòng 3 năm, đồng thời đọc lại hơn 15 ngàn nghiên cứu tiến hành trước đó cùng nhiều nguồn dữ liệu khác mà con người đã thu thập được xưa giờ.
Kết quả tóm tắt của nghiên cứu lần này:
Hesiquio Benitez thuộc Ủy ban quốc gia về kiến thức và sử dụng đa dạng sinh học ở Mexico City, một trong những thành viên phê duyệt báo cáo lần này khẳng định: “Đáng buồn là thông điệp của nghiên cứu này là cực kỳ đáng báo động. Chúng ta đang chạm tới sức chịu đựng của hành tinh này.”
Đây không chỉ là lần đầu tiên một nghiên cứu về đa dạng sinh học với quy mô lớn như vậy được thực hiện mà đồng thời, cũng là lần đầu chỉ ra những nguyên nhân hàng đầu.
Đầu tiên là sự biến đổi đất do hoạt động của con người mà cơ bản là thủy lợi, phá hủy môi trường sống sinh vật.
Thứ 2 là hoạt động săn bắn và những loại hình khai thác khác. Tiếp theo là các nguyên nhân biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, các loài xâm lấn vốn được mang đi phát tán bởi hoạt động buôn ván và những hoạt động khác.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ trở thành mối đe dọa lớn trong thập kỷ tới. Nguyên nhân sâu xa của những mối đe đọa này chính là sự bùng nổ dần số vốn đã tăng gấp đôi từ con số 7.6 tỷ vào năm 1970.
Nhiều kịch bản cực xấu đã được các nhà khoa học dựng nên nếu xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra, ngoại trừ có những chuyển biến tích cực.
Nhiều chương trình đã được đề xuất một cách phối hợp như phục hồi đất đai, áp dụng rộng rãi các hoạt động ngăn chặn xói mòn đất, giới hạn đánh bắt cá,… đồng thời tìm cách chuyển sang một nền kinh tế toàn cầu bền vững hơn thay vì các mô hình tăng trưởng kinh tế vốn có nhiều hạn chế và tác động tiêu cực như hiện nay.
Tinhte/Sciencemag/Bloomberg