Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thử nghiệm 1 giải pháp kiểm soát sự lây lan của độc tố, đồng thời khai thác chất độc này nhằm ứng dụng nó trong việc gây tê cục bộ. Hàng trăm người chết mỗi năm bởi độc cá nóc.
Ở Nhật Bản, cá nóc gọi là Fugu và thường được dùng làm món sashimi - một trong những món ăn nổi tiếng nhất thế giới.
Đầu bếp phải được đào tạo ít nhất 3 năm và phải được cấp chứng chỉ hành nghề trước khi phục vụ món ăn này. Chỉ cần 1 lượng nhỏ Tetrodotoxin còn sót lại, thực khách có theer bị ngộ độc và đe doạ đến tính mạng.
Tetrodotoxin độc như vậy nhờ vào khả năng gây tê liệt vô cùng hiệu quả, đó là cơ chế thu hút các nhà khoa học tìm cách khai thác nhằm cho ra đời những loại thuốc giảm đau hoặc thuốc gây mê.
Thách thức ở đây là làm sao để đưa nó một cách an toàn đến một nơi cụ thể trong cơ thể, ở một hàm lượng được kiểm soát.
Để giải quyết vấn đề, các nhà khoa học đã dùng đến 1 loại polymer có khả năng phân huỷ sinh học làm vỏ bọc, giúp đưa độc tố vào cơ thể và giải phóng Tetrodotoxin từ từ.
Kết hợp với 1 hoá chất giúp Tetrodotoxin ngấm vào các mô thần kinh, các nhà khoa học đã thành công trong việc gây tê liệt dây thần kinh của những con chuột trong khoảng vài tiếng đến 3 ngày, tuỳ thuộc vào lượng polymer được sử dụng.
Nếu thành công trong thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học hy vọng nó hữu ích cho các bệnh nhân đang điều trị ung thư, giúp họ vượt qua đau đớn.
Theo Tinhte/BV Nhi Boston
Bạn đang xem bài viết Nghiên cứu thành công phương pháp ngăn chặn nọc độc cá nóc, tận dụng làm thuốc gây tê tại chuyên mục Nghiên cứu mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].