Khi nhìn vào đôi mắt của những con vật này, Flach cảm thấy thật đau lòng khi nghĩ đến một ngày chúng sẽ hoàn toàn bị tuyệt chủng, vì sinh mạng của chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Bộ ảnh mang tên Endangered đã lột tả chân thực những sự thật khắc nghiệt mà các loài động vật này đang phải đương đầu để sống sót.
Có những loài động vật đang đứng trên nguy cơ tuyệt chủng vì sự biến đổi khí hậu, sự phá hủy môi trường sống, có những loài bị đe dọa bởi sự săn bắt, mua bán của con người.
1. Linh dương Saiga
Linh dương Saiga được xem là một loài linh dương cực kỳ nguy cấp.
Thời tiết khắc nghiệt mùa đông nhiệt độ xuống dưới âm độ, còn mùa hè thì cực kì khô cạn, hoang vắng khiến loài động vật này dễ nhiễm khuẩn và bị bệnh.
Cộng thêm các hành vi săn bắt trộm khiến loài động vật này càng có nguy cơ tuyệt chủng cao.
2. Gấu trắng bắc cực
Cùng với sự nóng lên toàn cầu và hiện tượng băng tan, môi trường sống của loài gấu trắng bắc cực ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
Chúng đang đứng trước nguy cơ diệt vong do thiếu thức ăn và môi trường sống thay đổi.
3. Đại bàng Philippines
Là một trong những loài chim cao nhất, hiếm nhất, lớn nhất, mạnh mẽ nhất thế giới, loài chim này được coi là quốc điểu của đất nước Philippines.
Do rất nhiều cánh rừng rậm nhiệt đới bị mất đi, cùng với việc ô nhiễm do khai thác mỏ và sử dụng thuốc trừ sâu, săn bắt trái phép khiến loài chim này bị đe dọa.
Năm 2010, chúng bị liệt kê vào loài cực kỳ nguy cấp với số lượng chỉ từ 180 tới dưới 500 con còn lại ở Philippines.
4. Vẹt đuôi dài lam tía
Vẹt đuôi dài lam tía luôn bị săn tìm để làm vật nuôi trong nhà do chúng có màu sắc rực rỡ sống động và rất dạn người.
Các đối tượng buôn bán động vật hoang dã xuất khẩu loài vẹt này chủ yếu sang Mỹ để nuôi làm thú cưng. Nhiều con bị bắt nuôi đã chết vì lâm bệnh trước khi bị bán đi.
Ngoài ra, loài vẹt này còn bị giết để lấy lông vũ cho các cộng đồng nông thôn sử dụng làm mũ lông chim và các đồ mỹ nghệ. Do đó, chúng đã bị xếp vào những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
5. Voi châu Phi
Voi đồng cỏ châu Phi hoặc còn gọi là Voi bụi rậm châu Phi hoặc Voi xavan là loài lớn nhất còn sống của Bộ Có vòi và là loài động vật lớn nhất trên mặt đất ngày nay.
6. Báo tuyết
Báo tuyết cũng là một loài động vật đang đứng trên bờ vực diệt vong do nạn săn bắt.
Những tên săn trộm rất kiên trì săn bắt những con báo tuyết. Chúng sẵn sàng vượt núi trèo đèo theo dấu và đặt bẫy, với hy vọng bắt được báo tuyết – dù chỉ 1 con.
Những nơi giết nhiều báo tuyết nhất là Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Trung Quốc. Người phát ngôn Quỹ thú hoang thế giới tại Siberia, Tatiana Chuprova, cho biết: 'Những người giàu có ở khu Altay (Nga) rất mê treo bộ da báo tuyết trong nhà để trang trí. Có rất nhiều đơn đặt hàng quan trọng quanh bộ da báo tuyết'.
7. Linh miêu Iberia
Liên đoàn bảo tồn thiên nhiên thế giới cho biết, việc mất đi môi trường sống là nguy cơ lớn nhất đối với linh miêu Iberia, trong đó bao gồm việc phá hoại rừng sồi ở khu vực Địa Trung Hải.
Nếu loài linh miêu này tuyệt chủng, đó sẽ là loài mèo đầu tiên biến mất kể từ khi hổ răng kiếm bị chết sạch vào khoảng 10.000 năm trước đây.
8. Báo săn Cheetah
Báo săn là một loài báo thuộc họ Mèo và được xếp vào nhóm mèo lớn, thuộc bộ ăn thịt nhưng có kích thước và tầm vóc nhỏ hơn nhiều so với các loài hổ, sư tử, báo đốm, báo hoa mai.
Hiện nay, báo săn đang thuộc diện nguy cấp và đang giảm dần về số lượng.
9. Vượn cáo đuôi vòng
Loài vượn này được liệt kê là nguy cấp trong Sách đỏ của IUCN do bị phá hủy môi trường sống.
10. Rùa lưỡi cày
Loài rùa này đang là mục tiêu săn đuổi và tìm kiếm của thị trường đen do mức độ quý hiếm và vẻ đẹp của chúng.
Chỉ tồn tại trong tự nhiên ở Madagascar, rùa lưỡi cày đã được đưa vào Phụ lục I CITES (nghiêm cấm khai thác, buôn bán vì mục đích thương mại).
11. Tê tê bụng trắng
Tê tê bụng trắng, còn gọi là tê tê cây, là một trong 8 loài tê tê còn tồn tại và có nguồn gốc ở vùng xích đạo Châu Phi. Chúng là loài tê tê rừng châu Phi phổ biến nhất.
Những con tê tê bị săn trộm rất nhiều, vảy keratin của chúng được dùng làm một loại thuốc quý, còn thịt thì thường được chế biến phục vụ những bữa ăn đặc sản.
12. Gấu trúc đỏ
Gấu trúc đỏ hiện đang nằm trong danh sách những loài động vật có nguy cơ bị đe doạ mức cao nhất bởi những tác động chính về môi trường sống và sự thiếu hụt nguồn thức ăn.
Ở miền Tây Nam Trung Quốc, loài động vật này bị săn bắn rất dã man chủ yếu để khai thác bộ lông cực kỳ đắt tiền.
Tại các vùng ở Trung Quốc nơi sinh sống của loài gấu trúc đỏ, bộ lông quý giá của chúng được sử dụng cho các nghi thức cưới hỏi.
13. Hà mã
Hiện nay, hà mã đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng vì nhu cầu sử dụng răng của chúng trên thị trường chợ đen tăng cao một cách đột biến.
Điều đó dẫn đến loài sinh vật khá hiền lành này từ lâu không nằm trong danh sách săn đuổi của những tay săn trộm thì nay lại bị truy lùng ráo riết.
Hà mã trở thành đối tượng săn mồi với bọn săn trộm thay cho voi, vì răng của chúng dễ buôn lậu hơn so với ngà voi.
14. Sếu đỉnh đầu đỏ
Sếu đỉnh đầu đỏ, hay sếu Nhật Bản, là loài sếu lớn và hiếm thứ hai trên thế giới, được coi là biểu tượng của sự may mắn, trường thọ và tính trung thực.
Hiện nay, theo ước tính chỉ còn có khoảng 1500 con sếu Nhật Bản cư trú trong thiên nhiên hoang dã, đây là một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng nhất trên thế giới.
15. Voọc mũi hếch vàng
Voọc mũi hếch vàng là loài đặc hữu ở một khu vực nhỏ ở các rừng trên núi ôn đới Trung và Tây Nam Trung Hoa.
Loài voọc này sinh sống trong khu bảo tồn Thần Nông Giá đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
16. Khỉ sóc nhỏ
Có nhiều mối đe dọa đối với sự tồn tại của loài khỉ này xuất phát từ sự phá hủy môi trường sống và sự cạnh tranh với loài khỉ tay đỏ.
17. Gấu trúc lớn
Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên đã thay đổi tình trạng của loài gấu trúc lớn trong sách Đỏ từ 'bị đe dọa' sang 'dễ bị tổn thương'.
18. Tê giác trắng Bắc Phi
Bị săn giết để lấy sừng, loài tê giác trắng phương Bắc hiện đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng khi cả thế giới chỉ còn lại bốn con, trong đó con đực duy nhất đang được bảo vệ 24/24 giờ.
19. Cò mỏ giày
Giống cò mỏ giày này sống trong các đầm lầy nhiệt đới ở miền Trung và Đông Phi.
Tuy nhiên, loài cò này rất nhạy cảm với sự có mặt của con người và sẵn sàng rời bỏ tổ của mình nếu có sự xuất hiện của con người.
Những con cò này hiện nay cực hiếm, và số lượng chỉ ở mức từ 5.000 - 8.000 con. Chúng được xếp vào loài sẽ nguy cấp bởi các mối đe dọa chính là sự phá hủy môi trường sống, bị quấy rối và nạn săn bắn.
20. Cá đuối lưỡi cày
21. Ong mật phương Tây
Ong mật phương Tây (ong mật châu Âu) sống trong các thuộc địa, trung bình mỗi tổ ong có khoảng 50,000 con ong.
Loài ong mật châu Âu có nguồn gốc ở những khu vực châu Âu, châu Á và châu Phi. Đến đầu những năm 1600, loài côn trùng này đã được đưa đến Bắc Mỹ và trong những thế kỷ tiếp theo, chúng đã lan rộng ra khắp châu Mỹ.
22. Linh dương sừng kiếm
Loài linh dương sừng kiếm là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy các loài động vật sinh sống ở sa mạc Sahara đang biến mất dần do nạn săn bắn tràn lan và thiếu môi trường sống.
23. Kền kền Ai Cập
Kền kền Ai Cập hay còn gọi là Kền kền ăn xác thối là một loài kền kền nhỏ, được tìm thấy từ miền bắc châu Phi cho đến miền tây nam châu Á.
Kền kền Ai Cập hiện đã được xếp vào danh sách những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
24. Cá sấu Ấn Độ
Sự suy giảm mạnh của cá sấu Ấn Độ do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả săn bắn quá nhiều, thu gom trứng để tiêu thụ, giết cho y học cổ truyền và giết bởi ngư dân.
25. Cự đà biển
Còn có tên Kỳ nhông biển, môi trường sinh sống của chúng là khu vực bãi đá bờ biển và đôi khi là khu vực đầm lầy và rừng ngập mặn ven biển trên hầu hết tất cả các đảo thuộc Galapagos.
Đây là loài dễ bị tổn thương của IUCN, được liệt kê trong Phụ lục II của Công ước CITES, được bảo vệ theo luật pháp của Ecuador.
LamBạn đang xem bài viết Bộ ảnh tuyệt đẹp về những loài động vật sắp bị tuyệt chủng tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].