Làm sao để biết mình có bị viêm gan B hay không và cơ thể có kháng thể phòng bệnh chưa?

Có rất nhiều người bị nhiễm viêm gan B mà không hề hay biết, dẫn đến bệnh phát triển thành suy gan, xơ gan cổ trướng rất nguy hiểm. Vậy làm thế nào để biết mình có bị viêm gan B hay không?

Viêm gan B mạn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn nhiễm virus nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể phát triển thành suy gan, xơ gan cổ trướng rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh viêm gan nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Để phòng ngừa bản thân mắc phải virus HBV (virus gây viêm gan B), bác sĩ khuyến cáo nên kiểm tra định kỳ các xét nghiệm liên quan đến viêm gan B gồm:

- Xét nghiệm HBsAg giúp phát hiện mình có đang mắc viêm gan B hay không.

- Xét nghiệm HBsAb định lượng giúp phát hiện nồng độ kháng thể chống lại virus HBV trong cơ thể.

Khi nồng độ HBsAb trong cơ thể đạt được mức nồng độ có hiệu quả phòng bệnh thì người đó sẽ có khả năng chống lại virus và căn bệnh viêm gan B.

Nếu nồng độ HBsAb trong cơ thể chưa đủ hiệu lực thì cần tiêm phòng viêm gan B để bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh này.

- Nồng độ HBsAb < 10 mIU/ml: Nồng độ kháng thể chưa đủ để có tính bảo vệ, cần tiêm vắc-xin viêm gan B để phòng bệnh.

- Nồng độ HBsAb từ 10 - 1000 mIU/ml: Lúc này, kháng thể đã có tính bảo vệ, tuy nhiên rất yếu và vẫn cần tiêm phòng vắc-xin viêm gan B.

- Nồng độ HBsAb > 1000 mIU/ml: Kháng thể có tính bảo vệ và những người đạt nồng độ này không cần tiêm phòng vắc-xin viêm gan B nữa.

Xét nghiệm đo hàm lượng kháng thể viêm gan B trong máu để biết cơ thể mình có khả năng miễn dịch với bệnh gan B hay chưa. Ảnh minh họa

Như vậy, xét nghiệm HBsAb định lượng có thể hiểu đơn giản là một loại xét nghiệm mà chúng ta có thể biết rằng, cơ thể mình đã có khả năng miễn dịch với căn bệnh viêm gan B hay không, có cần phải đi tiêm phòng hay không?

Đây là cách tốt nhất để chủ động phòng tránh bệnh và ngăn ngừa những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra. Tuy nhiên, để có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất, mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế xét nghiệm viêm gan B uy tín.

3 con đường lây truyền bệnh viêm gan B

1. Lây qua đường máu

- Viêm gan B có thể lây qua khi tiếp xúc với đường máu của người nhiễm bệnh, bao gồm:

- Để vết thương hở tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh.

- Lây nhiễm qua việc dùng chung bàn chải đánh răng hay dao cạo râu.

- Dùng lại kim tiêm để xăm mình, xỏ lỗ tai hay tiêm chích ma túy.

- Dùng lại kim tiêm, ống tiêm y tế.

- Do sự cố y tế truyền máu của người nhiễm viêm gan B cho người không mắc bệnh.

2. Lây từ mẹ sang con

- Khi thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B, khả năng lây nhiễm viêm gan B cho thai nhi là rất cao. Tỷ lệ lây nhiễm tăng cao dần cùng với thời gian bé phát triển cho đến lúc trẻ ra đời. Trong 3 tháng đầu, tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ sơ sinh là 10% và tăng lên khoảng 60 - 70% ở 3 tháng cuối. Có đến 50% số trẻ này có thể bị viêm gan B mạn tính, đe dọa nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

3. Lây qua đường tình dục

- Virus HBV có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục. Chính vì vậy mà người bị bệnh hãy chắc chắn rằng, mình đã sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như: không quan hệ bằng miệng, không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ kém vệ sinh…

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan