Bác sĩ nhi lưu ý phòng bệnh viêm gan bí ẩn cho trẻ nhỏ

Hiện đã có hơn 350 trường hợp mắc bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại 25 quốc gia. Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh cho con?

Theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa – Trưởng khoa Gan mật, BV Nhi Trung ương, viêm gan cấp là tình trạng gan mới bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, độc chất, các tình trạng rối loạn chuyển hóa, rối loạn huyết động, rối loạn miễn dịch hoặc các bệnh lý toàn thân… dẫn tới hậu quả là tế bào gan bị hủy hoại.

Đa số các trường hợp viêm gan cấp có thể hồi phục sau khi loại trừ được tác nhân gây bệnh, một số ít diễn biến nặng, gây hậu quả suy gan không hồi phục và có thể tử vong, một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến kéo dài dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan…

  Do chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu viêm gan cấp tính ở trẻ. Ảnh minh họa

Do chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu viêm gan cấp tính ở trẻ. Ảnh minh họa

Tổ chức Y tế thế giới thông tin, viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em có một số đặc điểm chung như sau:

  • Tuổi: trong lứa tuổi từ 0 – 16 tuổi. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhiều hơn.
  • Có một hoặc nhiều các triệu chứng như sốt, đau bụng, nôn, tiêu chảy …
  • Có các triệu chứng tổn thương gan ở nhiều mức độ khác nhau như vàng da, vàng mắt, phân bạc mầu, có sự hủy hoại tế bào gan (tăng nồng độ các enzyme của gan ở trong máu)
  • Không tìm thấy các nguyên nhân thông thường đã biết gây tổn thương gan
  • Bệnh nhân có thể hồi phục sau điều trị hỗ trợ tích cực, tuy nhiên một số trường hợp diễn biến nặng gây suy gan không hồi phục, cần ghép gan và đã có những trường hợp tử vong
  • Các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ, nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ như vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, li bì hơn… cần đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Hoa lưu ý thêm, cho tới nay, nguyên nhân tổn thương gan ở nhóm bệnh nhân này vẫn chưa rõ nên chưa thể khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu.

Tuy vậy, cha mẹ trẻ không nên quá hoang mang lo lắng. Cha mẹ cần bình tĩnh và chú ý để có thể phát hiện sớm các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa và tổn thương gan ở trẻ.

Những trẻ có những triệu chứng sốt, đau bụng, nôn – buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, vàng da, viêm kết mạc… cần được tới khám tại các cơ sở y tế.

Trong khi chờ các đợi các kết quả nghiên cứu khẳng định nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp đặc hiệu, việc phòng bệnh cần tuân thủ theo nguyên tắc:

  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, sau khi vệ sinh.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng, bao gồm cả vaccine phòng viêm gan B, viêm gan A, vaccine COVID-19 khi có chỉ định
  • Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho các trẻ trong các trường học, nhà trẻ bằng cách đảm bảo vệ sinh, dùng riêng đồ dùng cá nhân (ly uống nước, thìa, bát ăn, khăn mặt…).
  • Vệ sinh, sát khuẩn bề mặt tốt
  • Xử lý chất thải thích hợp
An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính