Hội chứng ruột kích thích: Dễ mắc, khó chữa, ảnh hưởng nặng nề chất lượng sống

Khoảng từ 5 – 20% dân số nước ta mắc bệnh hội chứng ruột kích thích với tỷ lệ nữ giới bị bệnh này cao hơn nam giới. Song đến nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị khỏi hoàn toàn.

Đây là thông tin đáng chú ý tại hội nghị  khoa học do Hội tiêu hoá Hà Nội vừa tổ chức ngày 15/9 tại Hà Nội.  Hội nghị khoa học đã cập nhật những nội dung liên quan đến chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý trong chuyên ngành tiêu hóa – gan mật với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành.

Một trong số chuyên gia chia sẻ kiến thức chuyên ngành trong Hội nghị

Trong đó phải kể đến như “rối loạn vi sinh ruột - cái nhìn mới trong cơ chế bệnh sinh hội chứng ruột kích thích” của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Đại học Y Hà Nội; nhân một trường hợp tháo xoắn đại tràng xích ma qua nội soi của Ths. Bs Vũ Hồng Anh - Bệnh viện E; táo bón do thuốc và vai trò của thuốc thẩm thấu - bác sĩ Vũ Văn Khiên - Bệnh viện 108; đặc điểm nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân viêm dạ dàu mạn tính - Bác sĩ Trương Minh Sáng - Bệnh viện Nông Nghiệp…

Đặc biệt, một trong những chủ đề được hội nghị quan tâm lần này là thực trạng đáng báo động về bệnh sinh hội chứng ruột kích thích.

Theo như PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Đại học Y Hà Nội, hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong các bệnh đường ruột hay gặp nhất ở nước ta với tỷ lệ mắc khoảng từ 5 – 20% dân số, trong đó nữ giới bị bệnh này có tỷ lệ cao hơn nam giới. 

Tuy tỷ lệ mắc bệnh IBS khá cao như vậy nhưng cho đến nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân một cách chắc chắn của bệnh cũng như người mắc bệnh không điều trị khỏi hoàn toàn bởi chưa có một thuốc đơn độc nào có hiệu quả với bệnh này.

Bệnh thường gây đau bụng, thường di chuyển lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác. Đôi khi bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu, nặng tức, ấm ách khó chịu, đầy hơi tập trung chủ yếu ở vùng dưới rốn. Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài từ 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không nhất thiết liên tục, kèm theo.

IBS không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm sút sức lao động của người bệnh một cách đáng kể.

PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hồng cho biết, IBS là rối loạn đa yếu tố liên quan tới việc người bệnh bị rối loạn hệ vi sinh ruột, rối loạn tương tác giữa mao - ruột, thay đổi nhu động ruột, nhạy cảm, kém hấp thu acia mật hoặc gặp vấn đề về tâm lý.

Đặc biệt, hệ vi sinh ruột không ổn định có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ruột, từ đó, làm tăng yếu tố nguy cơ mắc hội chứng kích thích ruột. Vi sinh đường ruột của con người.

Hệ vi sinh đường ruột ở người bình thường hình thành đa dạng và năng động hệ sinh thái, bao gồm vi khuẩn, nấm men và vi rút thích nghi để sống bề mặt niêm mạc ruột hoặc trong lòng ruột. Khi bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột sẽ là nhân tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của IBS.

Cũng liên quan đến IBS, các PGS. TS Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có chia sẻ nghiên cứu về tác dụng của viên nén Tràng Phục Linh Plus có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên trên thực nghiệm cho thấy những kết qủa khả quan trong điều trị IBS

Công trình nghiên cứu về Tràng Phục Linh có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh IBS được đăng tải trên Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ

Và đây là một số ít trong những nghiên cứu của Việt Nam được đăng tải trên thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng tương đương với một số loại thuốc tây đang điều trị bệnh lý này nhưng hoàn toàn không có tác dụng phụ. 

H.N/giadinhmoi.vn

Tin liên quan