Một nghiên cứu mới công bố bởi các nhà khoa học Hàn Quốc chỉ ra rằng những phụ nữ phơi nhiễm với mức độ không khí ô nhiễm nhất định sẽ khó có khả năng thụ tinh nhân tạo thành công, so với phụ nữ sống trong điều kiện không khí tốt.
Các nhà nghiên cứu phân tích tỷ lệ thành công của 6.600 ca thụ tinh trong ống nghiệm trong vòng 9 năm ở Seoul. Kết quả cho thấy những phụ nữ phơi nhiễm với 5 loại khí thải nồng độ cao sẽ có tỉ lệ thụ thai suy giảm.
“Mặc dù cơ chế cụ thể chưa rõ ràng, tuy nhiên kết quả gợi ý rằng tác động của ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng sâu sắc với các cặp vợ chồng đang bị vô sinh" - tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Seung-Ah Choe cho biết.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự tiếp xúc với ô nhiễm trong giai đoạn đầu tiên và thứ ba của quá trình thụ tinh ống trong ống nghiệm có liên quan đến việc mất thai.
Chất ô nhiễm là thành phần chính của khí thải từ phương tiện giao thông, xây dựng hoặc các trang khu công nghiệp, Choe cho biết trong một email.
“Về cơ bản các phân tích của họ cho thấy phơi nhiễm với mức độ ô nhiễm cao thời gian kích thích buồng trứng và ngay sau khi phôi được truyền lại cho người mẹ dự đoán sự thất bại trong thụ thai và duy trì thai ở bệnh nhân thụ tinh” - Lindsey Darrow, một nhà dịch tễ học môi trường tại Trường Y tế Công cộng Rollins, Trường Đại học Emory, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết thông qua email.
Phân tích không phải là một thử nghiệm được thiết kế để xác định xem ô nhiễm không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản hay không. Ngoài ra, các kết quả bị giới hạn bởi thực tế là các nhà nghiên cứu không có thông tin về phơi nhiễm khác, chẳng hạn như hút thuốc lá, nhóm nghiên cứu lưu ý.