Nhân dịp năm mới 2018, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews đã dành riêng cho Gia Đình Mới cuộc phỏng vấn độc quyền về chính sách học bổng và thu hút du học sinh quốc tế, trong đó có du học sinh Việt năm 2018 của New Zealand.
Nhân dịp năm mới 2018, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews đã dành riêng cho Gia Đình Mới cuộc phỏng vấn độc quyền về chính sách học bổng và thu hút du học sinh quốc tế, trong đó có du học sinh Việt năm 2018 của New Zealand.
Xem video: Đại sứ New Zealand tại Việt Nam đánh giá tố chất của du học sinh Việt
- Thưa bà, hiện nay New Zealand đang có những chính sách gì để thu hút sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam?
Chúng tôi rất tự hào được tiếp nối chương trình học bổng New Zealand ASEAN dành cho 30 bạn sinh viên theo học chương trình sau Đại học hàng năm. Đây là một trong những chương trình viện trợ phát triển thành công nhất của chúng tôi.
Chúng tôi tiếp tục được đón chào các bạn sinh viên Việt Nam trẻ, năng động, thông minh đến với New Zealand. Tôi rất hài lòng khi biết rằng các bạn đều đạt được những thành tích học tập rất tốt. Tôi tin rằng đây là cách tốt nhất để Chính Phủ New Zealand hỗ trợ Việt Nam phát triển những nhà lãnh đạo cho tương lai.
- Trong tương lai, cụ thể là năm 2018, chính phủ New Zealand sẽ có những đổi mới gì để thu hút du học sinh quốc tế, trong đó có du học sinh Việt Nam?
Theo tôi, một trong những điểm chính thu hút những sinh viên Việt Nam “khó tính” chính là chất lượng của nền giáo dục của New Zealand. Tất cả 8 trường Đại học của chúng tôi đều nằm trong top 450 đại học hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới QS.
Điều đầu tiên thu hút các bạn sinh viên chắc chắn là chất lượng hàng đầu của nền giáo dục của chúng tôi. Không những thế, điểm thu hút thứ hai của giáo dục New Zealand chính là cách chúng tôi chuẩn bị cho các bạn sinh viên có thể sẵn sàng gia nhập lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
Cách tiếp cận "Think New - Tư duy mới" của giáo dục New Zealand không chỉ dạy kiến thức, mà đặt trọng tâm cách các bạn sinh viên học hỏi từ thực tế, khuyến khích cách bạn chủ động tương tác với công việc thực tế và áp dụng tư duy sáng tạo, trong lớp học. Chúng tôi đặt trọng tâm vào sáng kiến và tư duy học hỏi.
Điều này đã được công nhận bởi Economist Intelligence Unit (EIU), khi xếp hạng hệ thống giáo dục của New Zealand đứng đầu trên toàn thế giới về việc trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng thành công trong tương lai.
- Được biết New Zealand có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm để giúp đỡ cho sinh viên quốc tế trang trải chi phí như cho phép sinh viên làm việc bán thời gian trong thời gian học và nghỉ lễ. Ngoài ra chính phủ còn có thêm những chính sách hỗ trợ nào khác hay không?
Chúng tôi cho phép sinh viên quốc tế được làm việc bán thời gian trong thời gian học tập tại New Zealand. Tuy vậy, cá nhân tôi cho rằng, điều quan trọng nhất đảm bảo học sinh, sinh viên có thể học tập tốt ở New Zealand chính là việc chúng tôi tập trung vào Quy chế Bảo trợ và Chăm sóc Sinh viên Quốc tế.
New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và chăm sóc sinh viên quốc tế. Điều đó có nghĩa là chúng tôi bắt buộc tất cả các trường phải chăm sóc tốt những phúc lợi của sinh viên quốc tế và lắng nghe những quan điểm của các em.
Chúng tôi và Chính phủ New Zealand cực kỳ lưu tâm đến quy chế này. Các bậc phụ huynh Việt Nam đã đầu tư rất nhiều để đưa con cái của họ đến New Zealand, và chúng tôi muốn họ an tâm rằng các em luôn an toàn, luôn được lắng nghe và được chăm sóc.
- Du học sinh Việt Nam rất quan tâm đến việc đi làm thêm để trang trải, phụ giúp gia đình trong quá trình du học tại đây. Vậy phía New Zealand có thể có chính sách linh hoạt hơn, mở hơn đối với du học sinh Việt Nam hay không?
Đúng là chúng tôi có quy định cho phép sinh viên quốc tế đi làm thêm tại New Zealand. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ New Zealand chính là đảm bảo cho sinh viên quốc tế trải nghiệm được nền giáo dục chất lượng cao.
Vì vậy, dù tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế làm việc bán thời gian để có thêm nguồn hỗ trợ tài chính, điều quan trọng chúng tôi mong muốn chính là việc các em tập trung học tập ở môi trường giáo dục chất lượng của New Zealand để gặt hái được những kết quả thật tốt.
Đó chính là điều tôi muốn khuyến khích các sinh viên Việt Nam cân nhắc khi họ lựa chọn đến với New Zealand.
- Vậy học sinh, sinh viên Việt Nam phải trang bị những kiến thức và kỹ năng gì để có thể nhận học bổng du học các trường đại học lớn ở New Zealand?
Chương trình học bổng Chính phủ của tôi có tính cạnh tranh rất cao. Hàng năm, số lượng đăng ký học bổng cực lớn, nên chúng tôi chỉ lựa chọn những ứng viên hàng đầu.
Học bổng chú trọng vào những ngành thế mạnh của New Zealand, nhưng cũng chú tâm đến những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam như Nông nghiệp, Quản lý rủi ro thiên thai, Năng lượng tái tạo, Quản lý khối nhà nước và Phát triển khối tư nhân. Đây cũng là những ngành mà chúng tôi mong tìm được ứng viên nhất.
- Bà đánh giá như thế nào về tố chất của du học sinh Việt Nam trong môi trường học tập tại New Zealand?
Đây là một câu hỏi rất hay và tôi cũng có một câu trả lời thú vị dành cho chị. Tôi biết rằng sinh viên Việt Nam thuộc chương trình học bổng đều có kết quả học tập rất ấn tượng. Thực ra, kết quả học tập của sinh viên Việt Nam hầu hết đều cao hơn so với các bạn nước khác trong khuôn khổ học bổng. Tôi tin rằng các bạn luôn làm việc rất chăm chỉ và có niềm say mê học tập không ngừng nghỉ.
Khi các bạn sinh viên đến với New Zealand, các bạn không chỉ đạt thành tích vượt bậc tại các trường Đại học hàng đầu, các bạn còn tham gia các hoạt động ngoài trời, tận hưởng cảnh đẹp và thưởng thức những món ăn ngon ở New Zealand.
Khi về nước, tôi chắc chắn rằng các bạn sinh viên Việt Nam không chỉ mang theo kiến thức, mà còn mang theo một phần nhỏ của New Zealand trong trái tim họ.
- Được biết 8 trường đại học New Zealand đều thuộc top các trường đại học hàng đầu thế giới. Có một chỉ số rất quan trọng với du học sinh đó là vấn đề tìm việc làm sau khi ra trường. Bà có chia sẻ gì về vấn đề này?
Chúng tôi không muốn “nhồi nhét” con số và dữ liệu một cách thụ động, khiến cho các em “học trước quên sau”.
Tôi cho rằng các trường ở New Zealand đã rời xa khỏi cách học thuộc lòng thụ động. Có một bạn cựu sinh viên tài năng đã chia sẻ với tôi rằng, trước đây, cô ấy đã cô ấy đã tích lũy được rất nhiều kiến thức, nhưng chỉ khi đến học tập tại New Zealand, cô ấy đã học được cách tư duy. Và đây cũng chính là điều mà các trường tại New Zealand đang cố gắng đạt được.
Chúng tôi không muốn “nhồi nhét” con số và dữ liệu một cách thụ động, khiến cho các em “học trước quên sau”. Chúng tôi muốn các em phân tích, sáng tạo, áp dụng công nghệ và suy nghĩ một cách thực tế về cách tiếp cận thị trường việc làm.
Khi các bạn rời khỏi ghế nhà trường, các bạn sẽ sẵn sàng làm việc: các bạn đã được tiếp cận với công việc thực tế, công nghệ và sử dụng chất xám của họ để thích nghi và linh hoạt trong mọi môi trường. Đây là điều mà các trường học tại New Zealand rất tự hào đã đạt được.
- Một trong những khó khăn khi du học tại New Zealand đó chính là kỹ năng tiếng Anh. Hơn nữa giọng tiếng Anh bản xứ ở New Zealand có chút khác biệt so với tiếng Anh của người Anh. Vậy bà có lời khuyên gì cho các bạn đang có dự định du học tại New Zealand?
Tôi không nghĩ các bạn sẽ gặp khó khăn với tiếng Anh của New Zealand. Đúng là chúng tôi có ngữ âm khác, nhưng người Việt Nam lại là những người rất năng động để vươn ra thế giới. Chính vì vậy ngữ âm sẽ không phải là điều có thể gây khó khăn cho các bạn.
Người New Zealand sử dụng tiếng Anh phổ thông nên chắc chắn sẽ không phải là một thử thách lớn đối với các bạn sinh viên Việt Nam. Các bạn sẽ rất dễ dàng làm quen với ngữ điệu của người Kiwi thôi.
Tôi thấy rằng các bạn sinh viên Việt Nam còn rất nhanh chóng làm quen với việc sử dụng những ngôn ngữ thông dụng ở New Zealand như “Kia Ora”, vốn là từ “xin chào” trong tiếng của người bản địa Maori. Tôi tin rằng các bạn sẽ rất nhanh chóng tiếp thu những từ này và “phong cách New Zealand.”
- Với tư cách là một bà mẹ, lời khuyên của bà với các bà mẹ quốc tế có con du học tại New Zealand là gì?
Chúng tôi thấy càng ngày có nhiều học sinh bậc trung học ở Việt Nam đến học tập tại New Zealand. Các em đã trở thành một thành phần quan trọng của cộng đồng New Zealand.
Tôi nghĩ rằng cho con đi du học, sinh sống ở một đất nước khác thật sự là một quyết định lớn đối với các bậc phụ huynh. New Zealand là một môi trường học tập đa văn hóa, đa chủng tộc và ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo các bạn sinh viên quốc tế được chào đón tại đất nước tôi.
Đối với các bà mẹ, các chị hãy yên tâm rằng các cháu đang trải nghiệm việc học tại môi trường giáo dục chất lượng cao, và luôn được chào đón nồng nhiệt.
Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Gia Đình Mới!
"Nếu được lựa chọn một lần nữa, mình nhất định vẫn sẽ chọn New Zealand!"
Đó là những chia sẻ của Mai Trang - một du học sinh Việt Nam tại New Zealand. Sau khi được tư vấn du học New Zealand, gia đình em quyết định thay vì cho con sang Mỹ du học như dự kiến mà cho em sang New Zealand ngay sau khi học xong lớp 11.
Hiện em đang là học sinh lớp 13, trường trung học phổ thông Waiuku College ở Auckland. Dù ở ngoại ô thành phố song cơ sở vật chất của trường vô cùng hiện đại.
Tại đây, Mai Trang nhận được sự giáo dục rất khác biệt. Toàn bộ kiến thức trong sách vở học sinh phải tự học ở nhà. Đến lớp, thầy cô chỉ giúp giải đáp những câu hỏi của học sinh hay tổ chức hoạt động giúp học sinh thực hành kiến thức trong thực tế.
Nhờ vậy học sinh có được hình dung tốt nhất về bài học, có tính tự giác cao và học tập chủ động hơn.
Mai Trang cho biết, em là người Việt Nam duy nhất đang theo học tại Waiuku College. Tuy không tránh khỏi cảm giác "lạc lõng" khi mới đến New Zealand, song sự quan tâm chân thành, nhiệt tình của bạn bè, thầy cô cũng như gia đình homestay tuyệt vời đã giúp em nhanh chóng hòa nhập. Em cũng bắt đầu cảm thấy gắn bó với văn hóa, cuộc sống và con người nơi đây.
Còn chị Nguyễn Thị Hồng Mai, phụ huynh của Mai Trang cho biết, chị rất hài lòng với lựa chọn cho con du học New Zealand của mình vì ở đây "giáo dục phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng sống cho con."
Bà mẹ 4 con cho biết, gia đình chị dự định sẽ tiếp tục cho con gái thứ 2 sang New Zealand du học ngay từ bậc trung học cơ sở sau những kết quả học tập mà con gái đầu chị thu được