Trong khi những nghiên cứu trước đây không phát hiện thấy sự liên quan giữa chứng tự kỷ của con và tình trạng béo phì trước khi sinh con của mẹ, nhưng các nhà khoa học cho rằng có “lỗ hổng” trong những nghiên cứu này.
Cụ thể, các nghiên cứu từ trước tới nay xác định tình trạng béo phì dựa trên chỉ số khối cơ thể (Body mass index – BMI). Tuy nhiên, BMI lại không có sự phân biệt giữa tình trạng “to béo” do các búi cơ chắc chắn và béo do nhiều mỡ.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern (Hoa Kỳ) phát hiện thấy có một chỉ số khác giúp ích hơn trong việc xem xét tác động của béo phì ở phụ nữ với tỷ lệ trẻ bị tự kỷ được sinh ra bởi chính các phụ nữ này: chỉ số vòng eo của mẹ.
Một hội nghị hàng năm của Hiệp hội Nội tiết, tổ chức ở Chicago gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng béo phì của phụ nữ trên toàn cầu tăng lên và hội chứng tự kỷ gia tăng ở trẻ em.
Tác giả chính của khảo sát, Bác sĩ Geum Joon Cho, cho biết: "Trẻ em sinh ra từ các bà mẹ có eo từ 80cm trở lên trước khi mang thai có nguy cơ tự kỷ tăng 65% so với những trẻ sinh ra với một người mẹ với vòng eo nhỏ hơn”
Bác sĩ Geum Joon Cho làm việc tại Trường Y khoa Feinberg, Đại học Northwestern, Chicago.
"Hiện nay có nhiều nguyên nhân được cho là gây chứng tự kỷ, cả di truyền lẫn môi trường.
Trong số các yếu tố nguy cơ về môi trường, các bằng chứng đang nổi lên đã liên quan đến béo phì bà mẹ trước thai tới nguy cơ tự kỷ ở con
Cho rằng có nhiều yếu tố gây ra chứng tự kỷ, cả thừa kế lẫn môi trường", Cho, đồng tác giả của giáo sư sản khoa tại Đại học Y khoa Đại học Hàn Quốc, nói.
"Trong số các yếu tố nguy cơ về môi trường, có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa chứng béo phì của mẹ trước thai và nguy cơ tự kỷ ở con”.
Theo bác sĩ Cho, chu vi vòng eo là cách tốt nhất để đo lượng chất béo trong cơ thể được lưu trữ bên trong khoang bụng.
Chất béo ở khu vực này tiếp xúc gần gũi với các cơ quan như gan, tuyến tụy và ruột.
Nhóm của bác sĩ Cho đã phân tích dữ liệu trên 36.451 bà mẹ, mỗi người sinh con trong khoảng từ năm 2007 đến năm 2008, và mỗi người được sàng lọc trong vòng 1 năm sau khi mang thai.
Nhiều phụ nữ trong nhóm này được xếp loại béo phì theo BMI, nhưng một số khác có cả vòng eo lớn (trên 80cm).
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu theo dõi con của các phụ nữ này trong 7 năm. Họ tìm thấy 265 trong số các bé (0,76%) đã được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ.
So sánh hai tập dữ liệu, họ thấy béo phì được đo bằng BMI không có tương quan với chứng tự kỷ.
Tuy nhiên, phần lớn trẻ được chẩn đoán bị chứng tự kỷ (65%) được sinh ra do các bà mẹ sở hữu vòng eo lớn.
Tiến sĩ Cho lý giải nguyên nhân có thể là do chứng viêm, vì đây là yếu tố chính trong cả béo phì lẫn tự kỷ.
Tiến sĩ Cho nói: “Cả 2 bệnh viêm tử cung và viêm não ở bào thai đều liên quan đến sự phát triển của chứng tự kỷ.
“Khi chứng béo phì tăng lên, xuất hiện một protein ntrong hệ thống miễn dịch được gọi là cytokine viêm, kết hợp với tình trạng viêm - có thể liên quan đến sự phát triển của chứng tự kỷ.
“Vòng bụng, như một thước đo của sự béo phì, có liên quan đến sự gia tăng các cytokine viêm, được biết là có liên quan đến sự phát triển của chứng tự kỷ”.
“Phát hiện trên cho thấy sự cần thiết của việc bác sĩ theo dõi bệnh béo phì ở người mẹ, dựa trên chu vi vòng eo, để giảm thiểu nguy cơ phát triển chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ nhỏ", Tiến sĩ Cho khẳng định.
Tuy đã có những nghiên cứu ban đầu, vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá xem việc thay đổi chu vi vòng 2 của người mẹ có làm giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở con họ hay không.