Bệnh trĩ ngoại khá dễ để nhận biết so với bệnh trĩ nội. Bệnh trĩ ngoại để lâu ngày gây khó chịu cho người bệnh trong mọi sinh hoạt, dễ viêm nhiễm, biến chứng. Đặc biêt dễ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Thường là những búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược, dưới da vùng hậu môn. Các búi trĩ xung quanh hậu môn, thường gây ngứa đau, có thể chảy máu. Đôi khi máu ứ đọng lại bên trong búi trĩ gây nên cục máu đông (huyết khối) khiến các búi trĩ sưng, viêm, đau dữ dội. Khi các cục máu đông biến mất để lại lớp da thừa gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng quanh hậu môn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ trong đó có trĩ ngoại:
Theo y học hiện đại có một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Bệnh xơ gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm ứ trệ ở xoang của đám rối làm cản trở máu về tĩnh mạch cửa, máu phải về tĩnh mạch chủ dưới lâu ngày gây trĩ
- Khối u, ổ bụng có thai làm cản trở máu về tĩnh mạch chủ dưới, máu ứ lâu ngày gây dãn xoang tạo nên búi trĩ
- Táo bón lâu ngày phải rặn nhiều, phân táo làm cản trở tuần hoàn ở các đám rối dưới niêm mạc gây nên trĩ
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại:
Bệnh trĩ ngoại có dấu hiệu ban đầu như trĩ nội và trĩ tổng hợp.
Lưu ý:
-Trĩ ngoại không phân biệt cấp độ, độ trĩ chỉ áp dụng cho bệnh trĩ nội mà thôi. Chưa kể, trĩ ngoại rất dễ nhầm với bệnh trĩ nội dạng sa búi trĩ.
-Ngoài ra, khi đại tiện, việc chảy máu nhiều hay ít cũng không thể phản ánh chính xác việc bệnh trĩ của người bệnh nặng hay nhẹ.
Điều trị bệnh trĩ ngoại hiện có 2 phương pháp:
Y học hiện đại có các phương pháp điều trị như: uống thuốc, đặt thuốc tại chỗ, tiêm xơ, đốt điện, đông lạnh, thắt trĩ… và mổ trĩ.
Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ: Căn cứ vào nguyên nhân, hình thái bệnh trĩ mà có phương pháp điều trị cho phù hợp. Tuy nhiên, đa phần các các trĩ ngoại thường được chỉ định can thiệp phẫu thuật thì mới giải quyết được tương đối triệt để bệnh, tránh nguy cơ tái phát bệnh.