Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà đơn giản mà hiệu quả

TS.BS Lê Mạnh Cường, PGĐ Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương hướng dẫn cách tự điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc lá trầu không có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà hiệu quả cao.

Lá trầu không có chữa được bệnh trĩ không?

Vì có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả mà lá trầu không được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh trĩ.

- Trầu không là một loại thảo dược trong y học cổ truyền, có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc.

- Trong lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu với hoạt tính kháng sinh mạnh, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn…

- Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong lá trầu không có chứa các hoạt chất như chavicol, chavibetol, carvacrol, allylcatechol, cineol, estragol, methyl eugenol, caryophyllen, p-cymen, cadinen, tannin, vitamin, các acid amin… có tác dụng như một chất kháng sinh cực mạnh giúp diệt virus, kháng khuẩn hiệu quả. 

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà đơn giản mà hiệu quả 0

Trường hợp nào nên điều trị trĩ bằng lá trầu không?

Cách chữa trĩ bằng lá trầu không đem lại hiệu quả rất tốt cho những người bị trĩ độ 1; trĩ độ 2; trĩ tắc mạch gây đau không ngồi được, khó khăn trong đi lại và không thể ngay lập tức đến bệnh viện.

TS.BS Lê Mạnh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã từng hướng dẫn cho nhiều bệnh nhân cách sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ từ mức độ nhẹ cho đến mức độ nặng.

Theo TS.BS Lê Mạnh Cường, ông thường tư vấn cho bệnh nhân bị trĩ trong các trường hợp sau:

- Người bị bệnh trĩ mức độ nhẹ (trĩ mức độ 1 và mức độ 2)

- Người bị nứt kẽ hậu môn.

- Người bị trĩ tắc mạch gây đau chưa có điều kiện vào bệnh viện ngay để điều trị. 

  Khi bị búi trĩ sa ra ngoài gây tắc mạch, đau rát có thể ngâm nước lá trầu không để giảm triệu chứng

Khi bị búi trĩ sa ra ngoài gây tắc mạch, đau rát có thể ngâm nước lá trầu không để giảm triệu chứng

 

Giảm đau rát, ngứa hậu môn nhờ lá trầu không

TS.BS Lê Mạnh Cường chia sẻ: Tôi đã từng tư vấn trực tuyến qua mạng cho một bệnh nhân ở Hà Giang bị trĩ tắc mạch gây đau, gặp khó khăn trong quá trình đi lại, ngồi và không có điều kiện xuống Hà Nội thăm khám tức thì.

Khi nhận được cuộc gọi yêu cầu trợ giúp của người bệnh, qua thăm hỏi bệnh sử, quan sát vị trí tổn thương qua ảnh chụp, tôi đã tư vấn bệnh nhân là nhờ người thân hái khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch rồi đem đun với nước sạch. Sau đó, pha nước lá trầu không đun sôi với nước sạch để được chậu nước ấm khoảng 30 độ C. Dùng nước trầu không ấm này ngâm vùng hậu môn khoảng 15 phút và rửa nhẹ nhàng.

Bệnh nhân đã ngâm rửa như vậy ngày 4 lần, sau vài ngày sau tình trạng đau của bệnh nhân giảm rõ rệt.

“Bệnh nhân gọi điện khoe với tôi vùng hậu môn giảm đau rát, ngứa ngáy khó chịu và anh ta đã đi lại, ngồi nhẹ nhàng được. Bệnh nhân này cũng cho biết rằng sẽ xếp lịch xuống Hà Nội để thăm khám và điều trị triệt để bệnh trĩ”, BS Cường kể lại.

  Ngâm nước lá trầu không có thể làm giảm các triệu chứng đau rát, ngứa do bệnh trĩ gây ra

Ngâm nước lá trầu không có thể làm giảm các triệu chứng đau rát, ngứa do bệnh trĩ gây ra

Ưu điểm của phương pháp chữa trĩ bằng lá trầu không

TS.BS Lê Mạnh Cường khẳng định đây là phương pháp chữa bệnh trĩ có nhiều ưu điểm:

- Cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh trĩ: Trong lá trầu không có nhiều kháng sinh tự nhiên, ngâm nước lá trầu không ấm sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh trĩ được cải thiện, có tác dụng giảm viêm nhiễm, giảm tình trạng ngứa, đau, rát vùng hậu môn.

- Có thể áp dụng cho tất cả các loại bệnh trĩ.

- Vô hại, không tốn tiền.

- Làm giảm sa búi trĩ, giảm sưng đau do trĩ tắc mạch, giúp búi trĩ teo dần. 

Bài thuốc chữa trĩ từ lá trầu không theo hướng dẫn của TS.BS Lê Mạnh Cường

- Lấy khoảng 5 – 10 lá trầu không tươi, rửa sạch 

- Cho lá trầu không tươi đã rửa sạch vào nước sạch rồi đun sôi 

- Pha thêm nước sạch vào nước trầu không đun sôi để được nước ấm khoảng 30 độ C 

- Dùng nước trầu không ấm ngâm hậu môn khoảng 15 phút 

- Ngày ngâm nước trầu không ấm khoảng 3 – 4 lần, ngâm liên tục trong vài ngày để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. 

Bài thuốc này có thể áp dụng cho tất cả các loại bệnh trĩ, kể cả trường hợp bị trĩ nặng mà chưa đến bệnh viện điều trị ngay được.

An Binh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính