Đây là một trong những hiện tượng gây rất nhiều bất tiện cho người bị mắc. Đó là việc phải liên tục đi ngoài. Không ít người sáng nào ngủ dậy buồn đi ngoài, ăn sáng xong đau bụng lại buồn đi ngoài tiếp.
Theo tìm hiểu, hiện tượng trên rất phổ biến đối với đàn ông. Bất tiện hơn, tần suất của đi ngoài còn tăng lên 5- 6 lần nếu uống rượu bia hoặc ăn đồ lạ.
Theo Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam những giấu hiệu trên là điển hình của Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt (IBS).
Theo nghiên cứu của khoa học, đồng hồ sinh học của con người diễn ra như sau:
Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) bài độc (đào thải chất độc).
Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan.
Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật.
Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi.
Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc.
Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Sau một ngày đêm, phân di chuyển qua ruột và dừng lại ở đây, tích đủ lớn, đợi đến thời gian từ 5-7h sáng khi ruột già thải độc sẽ kích thích trực tràng – hậu môn tống ra ngoài. Vậy nên đi ngoài vào khoảng thời gian sau khi ngủ dậy là bình thường, tuân theo đồng hồ sinh học của cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi ăn sáng xong, lại muốn đi ngoài tiếp là do đại tràng nhạy cảm. Khoa học gọi là Hội chứng ruột kích thích hay Đại tràng co thắt.
Sở dĩ có hiện tượng ấy là vì ở người bình thường, sau khi ăn, do phản xạ thần kinh tự nhiên, nhu động ruột sẽ tăng lên một chút để tống đẩy phân ra ngoài rồi giảm dần. Nhưng với người hội chứng ruột kích thích, do đại tràng nhạy cảm nên sau khi ăn nhu động ruột tăng lên gấp 3 lần so với người bình thường và giảm chậm.
Điều này khiến thời gian di chuyển phân trong lòng ruột ngắn lại. Phân chưa được hấp thu hết nước và chất dinh dưỡng đã bị co bóp tống ra ngoài ngay nên khó thành khuôn, lỏng và sống.
Đối với người uống rượu bia, lượng a-xít acetic, a-xít lactic tạo ra trong ruột nhiều hơn bình thường. Khi tác động lên thần kinh đại tràng nhạy cảm, nhu động ruột tăng sẽ càng khiến mức độ rối loạn nghiêm trọng hơn. Chính sự tăng nhu động ruột bất thường này khiến đại tràng bị co thắt, gây ra những cơn đau và muốn đi ngoài ngay.
Khi gặp tình trạng như trên bạn cần hạn chế rượu bia, áp dụng chế độ ăn uống nhiều chất xơ kết hợp luyện tập thể thao hợp lý, tránh suy nghĩ, stress.
Ngoài ra, bạn nên dùng những sản phẩm từ thảo dược có tác dụng ổn định thần kinh đại tràng. Áp dụng được điều này, tình trạng bệnh của bạn sẽ giảm được 80-90%.
4 triệu chứng nhận diện hội chứng ruột kích thích
Ngoài ra, các nhà chuyên môn chỉ ra 4 dấu hiệu điển hình xuất hiện ở người bệnh ruột kích thích như sau:
1. Rối loạn đại tiện
Rối loạn đại tiện là triệu chứng đầu tiên khi mắc hội chứng ruột kích thích, người bệnh bị rối loạn đại tiện trong một thời gian dài.
Hệ thống tiêu hóa của người bệnh hoạt động không bình thường, các chức năng như chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, hấp thụ thức ăn,… đều bị giảm hiệu quả gây nên các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, trướng bụng,…
Tần suất đi ngoài của người mắc bệnh cao hơn nhiều so với người bình thường, những thay đổi này khiến người bệnh căng thẳng thậm chí dẫn tới trầm cảm. Bên cạnh đó, người bệnh có sự thay đổi về cảm giác đại tiện: Mót, cần đi cầu ngay, đi xong có cảm giác không hết phân
2. Đau bụng
Người bệnh bị những cơn đau bụng hành hạ, tình trạng đau bụng tăng lên sau khi ăn hoặc sau khi ăn những đồ ăn kích thích như đồ cay, nóng, lạnh, rau sống, tiết canh.
Đau bụng không tập trung vào một vùng của bụng, đau ở vùng bụng dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng chướng hơi, khó tiêu. Cơn đau dai dẳng đặc biệt là sau ăn nên người bệnh không dám ăn những thức ăn có dạng khó tiêu.
Khi căng thẳng, stress cơn đau tăng lên. Hầu hét người bệnh hết cơn đau bụng sau khi đại tiện nhưng có nhiều người đi ngoài xong lại muốn đi tiếp.
Tình trạng bệnh kéo dài nhiều năm diễn biến chuyển thành dạng mạn tính nên người bệnh xanh xao, sức khỏe suy kiệt do thiếu dinh dưỡng, thiếu nước và chất điện giải và lo sợ về những cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
3. Đầy bụng
Người bệnh hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh thường xuyên bị đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi, đau ngực, cơ thể mệt mỏi, lo âu, thậm chí trầm cảm.
4. Chất nhầy trong phân
Người bệnh hội chứng ruột kích thích thường xuất hiện chất nhầy trong phân. Chất nhầy được tạo ra bởi đại tràng và một phần của quá trình sinh lý bình thường.
Trường hợp xuất hiện máu trong phân người bệnh cần gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.
Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh có các biểu hiện kèm theo như mệt mỏi, đau nhức đầu, khó ngủ, lo lắng,… Ngoài ra, khi đại tràng co thắt mạnh có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, khó thở, căng thẳng, mất ngủ.
Để ổn định thần kinh đại tràng hiệu quả, các thầy thuốc Đông Y đưa ra bài thuốc phối kết hợp các thảo dược đầu bảng trong việc giảm đau, giảm đầy hơi, chướng bụng hiệu quả như Hoàng Bá, Bạch Thược, Bạch Phục Linh… trong một thời gian từ 3-6 tháng.
Vận dụng giữa y học dân tộc với các thành phần mới đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng, sản phẩm Tràng Phục Linh Plus là một hướng đi mới để khắc phục chứng đại tràng co thắt.
Sản phẩm có tác dụng nổi bật: Giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, đi ngoài phân sống, giảm kích thích co thắt đại tràng. Tham khảo thêm TẠI ĐÂY