Để nâng cao sức khỏe và phòng bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng. Sau đây là 9 thực phẩm phòng bệnh tiểu đường bạn nên ăn thường xuyên hơn.
Táo là một loại quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Chất quercetin giúp có thể điều hòa insulin tốt hơn và tránh tình trạng kháng insulin.
Chuyên gia dinh dưỡng tại New York, Karen Ansel cho biết táo rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ có thể giảm sự tiêu hóa của đường. Hơn nữa, bạn nên ăn táo cả vỏ bởi vì vỏ táo chứa quercetin gấp 6 lần thịt táo.
Trong khi đó, các loại quả mọng như dâu tây, quả việt quất ít calo và carbohydrate, chỉ số glycemic thấp giúp đường huyết ổn định.
Một trong những thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả đó là sữa chua.
Theo nghiên cứu của trường đại học y tế công cộng Harvard năm 2014, ăn sữa chua hàng ngày có thể giảm nguy cơ bị tiểu đường lên đến 18%.
Các nhà khoa học cho rằng chất probiotics hoặc protein trong sữa chua có thể phòng đường huyết tăng.
Ít calo, nhiều chất xơ, măng tây và nhiều loại rau lá xanh đậm giàu chất chống oxy hóa có thể giảm viêm và cân bằng nồng độ đường huyết.
Một cuộc phân tích đăng trên tạp chí Y học Anh năm 2010 cho thấy những ai ăn 1,5 khẩu phần rau xanh mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ bị tiểu đường là 14%.
Các cuộc nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn chay có nguy cơ bị tiểu đường ít hơn những người ăn thịt. Các loại đậu giàu chất béo bão hòa, ít calo, và chỉ số glycemic thấp rất tốt trong việc hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu năm 2010 đăng trên tạp chí dược quốc tế cho thấy ăn một cốc đậu mỗi ngày có thể giảm đường huyết.
Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh có thể gây ra biến chứng, trong đó có bệnh tim và đột quỵ. Vì thế ăn uống phòng tránh bệnh tiểu đường rất cần thiết để không gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Theo chuyên gia, 2 thìa hạt chia có thể cung cấp khoảng 4gram protein, 11gram chất xơ cũng như axit omega-3 lành mạnh.
Việc cà phê có phòng chống được tiểu đường tuýp 2 hay không vẫn còn gây tranh cãi.
Nhưng cuộc nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Dinh dưỡng châu Âu cho thấy ai uống hơn 1,5 tách cà phê một ngày trong 10 năm có thể giảm 54% nguy cơ bị tiểu đường.
Tuy nhiên, bạn nên uống cà phê nguyên chất thay vì cà phê sữa hoặc cà phê nhiều đường.
Hạt bí giàu chất lignans cũng như magie hỗ trợ cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Loại hạt này cũng chứa globulins hay protein giúp giảm đường huyết hiệu quả.
Hạt bí được xem là nguồn protein dồi dào, làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp đường huyết ổn định.
Cuộc nghiên cứu năm 2012 đăng tên tạp chí Dinh dưỡng phát hiện, những người ăn 3 đến 5 khẩu phần ngũ cố nguyên hạt mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 là 26%.
Một trong những loại ngũ cốc tốt nhất cho sức khỏe đó là gạo lứt, giàu magie, chất xơ và chỉ số glycemic thấp có khả năng hỗ trợ phòng tránh bệnh tiểu đường.
Giấm rất giàu axit acetic, một hợp chất có thể giảm nồng độ đường huyết và insulin hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng giám có thể giảm sự hoạt động của các enzymes trong ruột giúp phá vỡ đường và từ từ ngấm vào máu.
Vì thế, bạn nên cho giấm vào chế biến thức ăn để tăng thêm hương vị và bảo đảm sức khỏe.
(Theo Fox News)