Báo Điện tử Gia đình Mới

10 dấu hiệu đường huyết cao cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng nề. Sau đây là 10 dấu hiệu đường huyết cao cảnh báo bệnh tiểu đường bạn nên chú ý.

Đường huyết cao xảy ra khi trong máu có quá nhiều thành phần glucose. Theo chuyên gia, khi tiêu thụ glucose qua thực phẩm, tuyến tụy sẽ tiết ra một lượng insulin thích hợp để có thể di chuyển glucose từ trong máu vào các tế bào trong cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng dự trữ. 

Nhiều người nghĩ rằng lượng đường huyết cao là do ăn quá nhiều đường. Nhưng thực tế là ăn các thực phẩm nhiều carb đều có thể tăng nồng độ đường huyết. Nếu ai đó bị tiểu đường, tức là cơ thể không thể tạo đủ insulin hoặc không sử dụng tốt insulin. 

Nếu lượng glucose trong máu sẽ cao hơn bình thường, người đó có thể ở trong giai đoạn tiền tiểu đường, có nguy cơ cao mắc bệnh rất cao. 

Sau đây là dấu hiệu đường huyết cao bạn nên chú ý. 

1. Mệt mỏi 

  Mệt mỏi thường xuyên sau khi ăn rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường

Mệt mỏi thường xuyên sau khi ăn rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường

Mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Nhưng cảm giác mệt mỏi có lẽ là một dấu hiệu sớm khi đường huyết tăng cao. 

Nếu bạn cảm thấy uể oải thường xuyên ngay sau bữa ăn, dù bạn đã ăn những thực phẩm giàu carb như mỳ, khoai tây, đường, thì rất có thể nồng độ đường huyết tăng. 

2. Thường xuyên đi tiểu 

Số lần đi vệ sinh cũng có thể cảnh báo sức khỏe của bạn. Khi có quá nhiều đường trong máu, thận của bạn sẽ bắt đầu hoạt động mạnh để có thể loại bỏ nó. Khi đó, bạn sẽ buồn tiểu nhiều hơn bình thường. 

Nếu thấy dấu hiệu này, rất có thể lượng đường huyết trong cơ thể đang tăng bạn cần thận trọng. 

3. Thường xuyên khát nước 

  Thường xuyên khát nước, đi tiểu có thể là dấu hiệu đường huyết tăng, cảnh báo bệnh tiểu đường

Thường xuyên khát nước, đi tiểu có thể là dấu hiệu đường huyết tăng, cảnh báo bệnh tiểu đường

Hàng ngày chúng ta vẫn cần nước để bổ sung cho cơ thể. Nhưng việc khát nước nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu đường huyết cao bạn không được bỏ qua. 

Chuyên gia cho rằng đây là một vòng tuần hoàn. Khi bạn đi tiểu nhiều thì lại càng khát nước nhiều. Do đó, hai dấu hiệu này là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. 

4. Đau đầu 

Đau đầu cũng là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng khi cơ thể mất nước do lượng đường huyết tăng, nó có thể khiến bạn cảm thấy hay đau đầu. 

Vì thế, nếu thấy đau đầu kèm theo các triệu chứng khác trên đây, bạn nên đi khám để được tư vấn sớm. 

5. Nhìn mờ 

  Nhìn mờ cũng có thể là dấu hiệu đường huyết cao

Nhìn mờ cũng có thể là dấu hiệu đường huyết cao

Lượng đường dư thừa trong máu có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có đôi mắt. Bạn có thể bị nhìn mờ, thị lực giảm nếu lượng đường trong máu cao. 

Nếu thấy dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên hơn những ngày gần đây, bạn cần kiểm tra sức khỏe của mình sớm nhất có thể. 

6. Nôn, buồn nôn

Dấu hiệu đường huyết đang tăng cao bạn cần chú ý đó là cảm giác nôn, buồn nôn, đau dạ dày, khó thở, da khô, hơi thở có mùi kim loại và rất khó tập trung.

Đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh DKA (diabetic ketoacidosis) có thể dẫn đến hôn mê, tử vong. Nó thường xảy ra ở những người mắc tiểu đường tuýp 1 và cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên khi ai đó bị bệnh. 

7. Thường xuyên bị nhiễm trùng 

  Thường xuyên nhiễm trùng được cho là một trong những dấu hiệu đường huyết cao

Thường xuyên nhiễm trùng được cho là một trong những dấu hiệu đường huyết cao

Nồng độ đường huyết tăng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Lúc này, cơ thể khó có thể chống chọi lại được với bệnh tật nên người bệnh có thể thường xuyên bị nhiễm trùng.

Ví dụ như bệnh nhiễm nấm hoặc viêm đường tiết niệu ở phụ nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường nguy hiểm. 

8. Vết thương khó lành 

Theo chuyên gia, nồng độ đường huyết cao còn có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Do đó, vết thương trên cơ thể có thể lâu lành hơn. 

Những cơn đau, vết thương lâu lành (thường là ở chân) có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tuần hoàn suy giảm chức năng. 

9. Vấn đề về răng miệng 

  Gặp các vấn đề về răng miệng cũng cảnh báo về bệnh tiểu đường

Gặp các vấn đề về răng miệng cũng cảnh báo về bệnh tiểu đường

Glucose có thể xuất hiện trong máu và trong nước bọt. Nếu có quá nhiều glucose, những vi khuẩn có hại sẽ phát triển trong miệng để tạo thành mảng bám. 

Nó có thể dãn đến các bệnh về răng miệng như sâu răng, hơi thở hôi, viêm lợi, chảy máu chân răng, sưng chân răng. 

10. Ngứa tay, chân 

Dấu hiệu đường huyết cao dễ nhận thấy nữa đó là ngứa tay, chân.

Lượng glucose trong máu quá cao có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và làm tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh thính giác. Bạn có thể có cảm giác ngứa, tê hoặc nóng rát ở tay, chân, bàn tay, bàn chân. 

Theo các chuyên gia y tế, nếu thấy những dấu hiệu trên đây, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm. 

(Theo Self) 

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO