Theo các nhà khoa học thuộc trường Đại học London chỉ ra rằng: 'Mất 21 ngày để hình thành một thói quen mới và mất tới 66 ngày loại bỏ một thói quen cố hữu bao lâu nay'.
Việc loại bỏ một thói quen thường khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, bạn cần xem xét lại những thói quen lành mạnh và có thể có hại của mình. Trên thực tế, có những thói quen tốt và thói quen gây hại, bạn cần xem xét để loại bỏ ngay nếu không muốn gặp rắc rối.
Đừng lo lắng nếu bạn nhận thấy mình đang sở hữu một trong 9 thói quen xấu được đề cập bên dưới. Chỉ cần nhớ - bất kỳ thói quen xấu nào cũng có thể được thay thế bằng một thói quen lành mạnh hơn.
1. Không gác chân lên bảng điều khiển xe ô tô
Nhiều người thích ngồi tư thế này bởi họ cho là thoải mái nhất. Trong nhiều bộ phim, hẳn bạn sẽ thấy các nhân vật thường gác chân lên bảng điều khiển khi ngồi ở ghế đằng trước trong ô tô. Tuy nhiên, ngồi vị trí này cực kỳ nguy hiểm.
Đây không chỉ là vị trí ngồi nguy hiểm nếu xe phanh gấp hoặc dừng lại đột ngột, bạn còn có thể bị đập mặt vào đầu gối. Sự va chạm giữa hàm và đầu gối có thể gây ra tình trạng gãy xương nghiêm trọng, thời gian phục hồi rất lâu và khó khăn.
Đó chính là lý do vì sao tốt nhất bạn không nên ngồi theo kiểu này khi đi ô tô, thay vào đó hãy ngồi thoải mái dựa lưng vào ghế, đầu gối thả lỏng bên dưới và nhớ thắt dây an toàn.
2. Không treo khăn ướt trên móc và kéo rèm tắm sang một bên
Nhiều người thường có thói quen tắm gội, lau người, lau tóc bằng khăn tắm rồi treo luôn khăn ướt vừa sử dụng ở trong nhà tắm. Nhưng thật không may, đây là một thói quen không hợp vệ sinh chút nào. Vi khuẩn có thể dễ dàng nhân rộng trong các nếp gấp của khăn tắm và nấm mốc sẽ "sinh sôi", phát triển trong nếp gấp của khăn tắm. Vì thế, sau khi dùng xong khăn bạn nên đem giặt hoặc phơi khăn ra chỗ nắng ráo, đồng thời phơi khăn tắm thẳng ra cho đến khi khô!
3. Không uống cà phê khi bụng đói
Nhiều người trong chúng ta có thói quen bắt đầu ngày mới bằng việc đi vào bếp và pha một tách cà phê. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi cà phê sẽ làm hại dạ dày trống rỗng của bạn.
Mặc dù thực tế cà phê có nhiều lợi ích nhưng cũng có một số nhược điểm. Khi uống cà phê lúc bụng rỗng, cà phê vào sẽ kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn, từ đó có thể gây ra chứng ợ nóng và các vấn đề tiêu hóa. Chuyên gia khuyên rằng hãy uống cafe sau khi ăn sáng hoặc uống cafe vào giữa ngày.
4. Hạn chế ăn bắp rang bơ
Hẳn nhiều người rất thích ăn bắp rang bơ khi đi xem phim hoặc nhâm nhi soda, bỏng ngô và xem một bộ phim phải không? Tuy nhiên, đây thực sự là thói quen có hại nhưng không hề dễ dàng loại bỏ.
Các nha sĩ nói rằng việc ăn nhiều bỏng ngô có thể làm hỏng răng của bạn. Phần vỏ bỏng ngô có thể bị mắc kẹt giữa răng rất khó loại bỏ ra ngoài ngay cả khi bạn chăm sóc răng thường xuyên. Hơn nữa, bắp rang bơ ở rạp chiếu phim có chứa hàm lượng chất béo và muối rất cao. Hãy thử không ăn bắp rang bơ vào lần xem phim tiếp theo và bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi xem phim không có bắp rang cũng vô cùng thú vị.
5. Không để chai nước trong xe ô tô
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc xe ô tô, xác suất cao bạn sẽ giữ một chai nước bên trong xe. Cho dù bạn giữ chai nước vì các trường hợp khẩn cấp hay chỉ để uống, hãy nhớ rằng đây là thói quen khá nguy hiểm - đặc biệt là vào mùa hè.
Nước trong chai hoạt động như một thấu kính, nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào nó, nếu như chai nằm ở trên bề mặt tối, nó có thể gây hỏa hoạn. Mặc dù xác suất việc một chai nước có thể tạo ra đám cháy là khá nhỏ nhưng nó vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy chất nhựa làm vỏ chai là BPA và phthalate có thể gây bệnh ung thư và tim mạch. Nhiệt độ cao sẽ khiến những chất này hòa vào nước. Hơn nữa, nếu chai nước ở trong cốp xe khá lâu, nó sẽ phát sinh vi khuẩn.
6. Không sờ hoặc nặn mụn
Bất kỳ ai trong số chúng ta từng bị nổi mụn. Mụn trứng cá xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc bởi có nhiều dầu dư thừa, dẫn đến bị viêm. Nếu cơ thể khỏe mạnh, nó sẽ chuyển các bạch cầu chống lại vi khuẩn có hại. Đó là lí do tại sao phần da này lại chuyển sang màu đỏ.
Tay bạn ẩn chứa vô vàn vi khuẩn, vì thế việc nặn mụn khiến vi khuẩn từ tay bạn xâm nhập vào vết thương, tăng nguy cơ gây nhiễm trùng mụn.
Do đó, khi bị mụn, bạn đừng nên quá lo lắng và hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Đừng tự ý nặn mụn, đặc biệt là vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt.
7. Không dùng điện thoại để chụp ảnh mọi thứ
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ bởi điện thoại có chức năng chụp ảnh và việc ghi lại khoảnh khắc bằng điện thoại rất tiện lợi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Linda Henkel từ trường Đại học Fairfield đã chỉ ra rằng, việc cố gắng nắm bắt tất cả mọi thứ bằng máy ảnh điện thoại có thể làm bạn bỏ lỡ nhiều chi tiết quan trọng.
Theo đó, khi chụp hình, bạn sẽ chỉ chăm chăm quan tâm vào hình ảnh bạn chụp mà bỏ lỡ những điều thú vị xung quanh. Bạn sẽ có những bức ảnh hoặc đoạn video ấn tượng tuy nhiên, bạn không lưu lại được nhiều điều thú vị về sự vật.
Cụ thể như nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm người. Nhóm thứ nhất chỉ đi quanh bảo tàng và kiểm tra vật thể bằng mắt thường, trong khi nhóm thứ hai sẽ đi chụp ảnh lại. Kết quả là, thành viên nhóm thứ 2 trả lời được ít câu hỏi về bảo tàng hơn so với nhóm thứ nhất.
8. Không dùng vitamin với các chất phụ gia hoạt tính sinh học
Nhiều người cho rằng vitamin C có thể giúp họ khỏi cảm lạnh hoặc các chất phụ gia hoạt tính sinh học (BAAs) có thể thay thế hoàn toàn kế hoạch điều trị chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu điều này đúng thì việc bán thuốc chữa trị sẽ ra sao?
Nếu bạn có chế độ ăn uống cân bằng thì không nên uống vitamin bởi cơ thể đã nhận được số lượng cần thiết từ thực phẩm. Việc bổ sung vitamin chỉ được khuyến cáo cho những người thiếu vitamin.
Phụ gia hoạt tính sinh học được sử dụng như nguồn hoạt chất nếu cơ thể bạn thiếu. Tất nhiên, chúng ta sẽ khôi phục lại sự cân bằng của các chất thiếu, nhưng bạn nên hiểu rằng BAA không phải là thuốc. Vì vậy, chúng không thể điều trị bệnh mà bạn đang gặp phải.
9. Không đặt điện thoại đang sạc dưới gối
Đặt điện thoại dưới gối có thể gây ra hỏa hoạn, đặc biệt khi điện thoại đang được sạc pin. Mặc dù mô hình điện thoại di động mới hiện nay được cải thiện nhiều nhưng pin điện thoại có thể bị nóng lên, gây chập và cháy nổ lúc đang sạc. Vì thế, bạn nên bỏ thói quen xấu này càng nhanh càng tốt.