Theo các bác sĩ Đông y, gương mặt là 'bản đồ sức khỏe' vì da phản ứng nhạy cảm với mọi sự bất thường, thay đổi trong cơ thể và cảnh báo chúng ta qua các tín hiệu trên khuôn mặt như mụn.
Dưới đây là 6 vị trí mọc mụn có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe của các cơ quan mà bạn nên chú ý.
Mụn mọc trên trán hay phía trên lông mày có thể là dấu hiệu vấn đề về đường tiêu hóa. Mụn ở vùng giữa hai lông mày có thể là dấu hiệu gan có vấn đề.
Khi thấy mụn ở vùng này bạn nên kiêng ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ và giảm uống rượu bia.
Mụn trứng cá mọc trên mũi là dấu hiệu vấn đề về tim mạch, nguyên nhân chính là do căng thẳng.
Để khắc phục bạn cần duy trì lối sống năng động, thư giãn nhiều hơn, ngủ nghỉ điều độ, đủ giấc.
Theo Trung y, vùng da ở tai có liên quan tới sự hoạt động của thận và hệ tiết niệu.
Nếu thấy có mụn ở tai, trước tiên bạn cần giảm ăn muối, hạn chế uống cà phê, và uống nước nhiều hơn.
Mụn ở xương gò má và phần trên má phản ánh vấn đề về hệ hô hấp, phổi và phế quản. Dị ứng cũng có thể là lý do gây mẩn đỏ, nổi mụn ở vùng này.
Mụn ở vùng dưới má có thể cảnh báo vấn đề về răng miệng.
Trong trường hợp nàu bạn nên chú ý chăm sóc hệ hô hấp, đi bộ và hít thở không khí trong lành nhiều hơn, bỏ thuốc và tránh xa những nơi có khói thuốc.
Chú ý vệ sinh răng miệng, giảm ăn đồ ngọt, nước uống có gas.
Nếu mụn mọc ở vùng môi thì hệ tiêu hóa của bạn có thể đang gặp vấn đề, dẫn tới chứng khó tiêu, co thắt ruột.
Để giảm tình trạng này bạn nên kiêng các thực phẩm ăn nhanh. Hãy ăn các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, trái cây.
Nổi mụn ở khu vực cằm thường cảnh báo vấn đề ở hệ sinh dục. Ngoài ra mụn ở cằm cũng có thể do rối loạn nội tiết tố hay chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu mụn ở cằm chỉ xuất hiện một lần thì bạn không cần lo lắng. Bạn có thể dùng lotion hay thuốc mỡ kẽm oxit (zinc ointment) để làm khô mụn. Tuy nhiên nếu tình trạng mụn mọc ở cằm kéo dài thì bạn nên đi khám bác sĩ.
(Theo Bright Side)