Sống chung với ông bà, sẽ có những bất đồng quanh chuyện dạy trẻ. Tuy nhiên, nếu thấy ông bà hãy nói 6 câu sau, cha mẹ cần chấn chỉnh lại ngay.
Ngày nay, rất nhiều cha mẹ sống chung hoặc do bận công việc nên phải gửi con cho ông bà chăm giúp. Dĩ nhiên chúng ta cần biết ơn vì điều đó, bởi hơn ai hết, ông bà yêu cháu và luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho cháu.
Thế nhưng, có một số vấn đề liên quan tới dạy dỗ và giáo dục trẻ, mẹ cần có sự thống nhất trước với ông bà. Nếu thấy ông bà nói 6 câu sau với trẻ, cha mẹ nên góp ý ngay.
"Con không ngoan là ông bà không yêu con nữa đâu đấy!"
Nếu những người ruột thịt nhất với bé lại luôn nói ''Ngoan mới yêu'', ''Không ngoan ông bà không yêu''... sẽ khiến trẻ hình thành cảm giác tình yêu có điều kiện. Dần dần, trẻ sẽ cho rằng, nhất định phải nghe lời, phải ngoan mới được yêu. Chỉ cần không ngoan sẽ bị ghét bỏ, không ai yêu thương cả.
Từ đó, trẻ sẽ mất lòng tin ở người lớn, luôn khiến trẻ cảm thấy không an toàn, bị đe doạ và cần phải vâng lời miễn cưỡng. Tương lai xa, con có thể tìm kiếm một người khác có thể chấp nhận được con, ngay cả khi con vấp ngã, và khi đó con mới coi người đó là quan trọng.
Hãy nhớ và nhắc cho con rằng, tình yêu mà ông bà, cha mẹ dành cho con là vô điều kiện. Nó sẽ theo con suốt cuộc đời, bất kể con như nào đi chăng nữa.
"Cái này con không làm được đâu, để bà/ông giúp cho..."
Khi tới một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ có tâm lý muốn tự mình giải quyết vấn đề. Khi này hãy để trẻ tự làm, đây là cơ hội để trẻ rèn ý thực độc lập.
Tuy nhiên, ông bà thường sẽ chiều cháu, muốn làm mọi thứ cho trẻ. Những câu như "cái này con không làm được đâu" sẽ huỷ hoại hứng thú tự lập của đứa trẻ, khiến con nghĩ mình "không làm được thật.
Mẹ hãy góp ý với ông bà, đẻ con được làm chủ một số việc trong tầm tay, điều đó sẽ khiến trẻ rất tự lập trong tương lai.
"Đừng chạm vào..cái này/ Nguy hiểm lắm thôi cháu đi ra đi"
Ông bà luôn có tâm lý muốn bao bọc cháu, lúc nào cũng sợ cháu đau, sợ cháu bẩn... nên một chút bùn đất cũng không cho cháu chạm, một chút bụi bẩn cũng không cho cháu sờ.
Trong số tất cả các giác quan, kích thích xúc giác có tần số cao nhất, từ các khớp cơ đến da toàn thân, và vô số thông tin xúc giác liên tục được đưa vào não mỗi ngày.
Nếu một đứa trẻ không được nghịch đất vì sợ bẩn, không được chạm vào chút nước nóng vì sợ bỏng....trẻ sẽ thiếu hụt nhận thức rất lớn. Khi trưởng thành sẽ chậm phát triển, học tập khó khăn.
"Con chào bác đi/ Con chào cô đi...Sao con hư thế không chào mọi người"
Không có lý do gì mà trẻ con phải chào hỏi trước tất cả những người mà trẻ gặp. Tại sao người lớn không làm điều đó trước?
Việc ép trẻ chào hỏi trước và cho rằng nếu không chào hỏi là hư sẽ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng. Nhất là với những bé có tình cách hướng nội, thận trọng, việc vui vẻ, cởi mở với người ngoài là không đơn giản.
Nếu ông bà không hiểu chính xác nhu cầu tâm lý của đứa trẻ, buộc trẻ phải chào hỏi liên tục những người bé gặp, sẽ khiến bé áp lực, kích hoạt cuộc nổi dậy chống lại vấn đề này.
''Trẻ con biết gì''
Ông bà sẽ thường nói câu này trong hai tình huống. Đầu tiên, phổ biến nhất là khi trẻ mắc sai lầm, ông bà sẽ bênh ngay. Điều này sẽ khiến trẻ ỷ lại rằng mình được bênh vực, lần sau trẻ sẽ tiếp tục làm những chuyện sai trái mà không thấy lo lắng bị ai mắng.
Một tình huống khác là khi người lớn nói hoặc làm điều gì đó, con trẻ thắc mắc và ông bà thường gạt ngay "Trẻ con biết gì". Chính điều này sẽ khiến trẻ bị hủy hoại khả năng học hỏi, tìm kiếm thông tin. Ông bà có biết, những gì một đứa trẻ có thể "biết" vượt xa sự tưởng tượng của người lớn.
Người lớn không nên tự lừa dối mình, nghĩ rằng trẻ em không biết gì cả. Thực tế, trẻ em đặc biệt nhạy cảm với thông tin mà chúng có thể nhận được. Con hấp thu kiến thức mới và thế giới mới như miếng bọt biển.
"Tất cả đều là cho cháu hết!"
Ông bà thường quá chiều chuộng cháu. Bất kể thứ gì cũng dành cho cháu. Mặc dù bắt nguồn từ việc yêu thương cháu, nhưng điều này sẽ khiến trẻ em nghĩ rằng thế giới đang tập trung vào con, từ đó nảy sinh cảm giác "mình là số một", "muốn gì được nấy". Sau này trẻ rất khó hoà nhập vào môi trường chung, nơi mỗi đứa trẻ đều là "số một" ở nhà.