Thi thoảng cảm giác thất vọng, tức giận với những hành động của nửa kia là bình thường, nhưng nếu cơn giận leo thang thành cuộc chiến lớn thì tình hình có thể trở nên khá tồi tệ.
Dưới đây là một số cách kiểm soát cơn tức giận của bạn trong mối quan hệ.
Rời khỏi cuộc chiến khi bạn thấy mình đang run lên vì giận là một việc khôn ngoan.
Tạm thời tách nhau ra sẽ cho phép bạn và nửa kia có thời gian nhìn nhận lại vấn đề.
Nếu nửa kia muốn ra ngoài để suy nghĩ, đừng coi đó là hành động thiếu tôn trọng.
Khoảng thời gian ở một mình này có thể giúp giảm xung đột rất nhiều cho cuộc thảo luận tiếp theo.
Khi bạn tức giận với nửa kia của mình, bạn có xu hướng trút bỏ mọi bực bội khi nói chuyện với bạn bè.
Vô tình, bạn cũng tiết lộ những bí mật hoặc những chi tiết nhỏ mà nửa kia của bạn có thể cảm thấy bị xúc phạm.
Việc trút bỏ cảm xúc với bạn bè có thể giúp bạn giải tỏa tạm thời nhưng có thể khiến nửa kia khó chịu.
Có thể có những lý do nhất định khiến cơn giận của bạn leo thang. Bất an, ghen tuông, lo lắng, căng thẳng là một số lý do khiến cơn giận trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể thấy lo lắng vì không thể hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng như mong muốn, kết quả là bạn cố gắng che giấu sự lo lắng đó bằng cơn tức giận.
Đặc điểm tính cách đóng vai trò lớn trong những cơn tức giận. Khái quát hóa, đổ lỗi, phóng đại, vội vàng kết luận mà không chịu lắng nghe là một số vấn đề có thể ảnh hưởng cơn giận của bạn, khiến bạn giận dữ hơn bình thường.
Bạn nên phản ứng một cách chín chắn và tư duy logic để ngăn chặn cuộc chiến.
Đừng bao giờ nghĩ lại về những cuộc chiến gây tổn thương trong quá khứ. Khơi lại chuyện cũ vào các cuộc tranh cãi hiện tại sẽ chỉ là "châm dầu vào lửa".
Bạn nên học cách buông bỏ những mối hận thù, bởi bạn càng nhớ lại những lời nói gây tổn thương trong quá khứ thì bạn càng có thể tức giận hơn.
Sau khi bạn đã dành thời gian ở một mình và bình tĩnh lại, hãy nói chuyện với nửa kia.
Trước tiên, hãy hỏi họ xem họ đã sẵn sàng thảo luận vấn đề chưa và nếu họ chưa sẵn sàng, thì bạn nên chờ đợi.
Nếu bạn cần phải xin lỗi thì hãy làm điều đó. Tự ái quá lớn sẽ không giúp ích gì cho bạn.
Ngoài ra, hãy tập trung vào việc giải quyết cuộc chiến chứ không phải để tranh giành thắng thua.
Đó là một sai lầm lớn mà các cặp đôi thường mắc phải, dẫn đến sự oán hận.
(Theo Times of India)