Khi bị táo bón, phần chất cặn bã không được tống ra ngoài, nếu tiếp tục nạp thực phẩm vào cơ thể sẽ gây ra một loạt triệu chứng khó chịu. Từ đó, làm cho người bị táo bón cảm thấy bực bội, khó chịu, ăn uống không ngon, ngủ kém mệt mỏi,.. sức khỏe sa sút.
Táo bón không chừa một ai, từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi. Bị táo bón là phải lệ thuộc và sợ hãi nhà vệ sinh. Thời gian mắc chứng táo bón càng lâu thì hậu quả do nó gây ra càng nhiều, càng trầm trọng.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm của táo bón, bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai chỉ cách đơn giản giúp làm sạch đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón.
Uống nhiều nước có tác dụng làm mềm phân và giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân khi phân di chuyển theo chiều nhu động và trọng lực. Nếu như bệnh nhân có rối loạn tiểu tiện (viêm bàng quang, u tuyến tiền liệt,...) nên uống nước nhiều vào ban ngày, hạn chế vào ban đêm để tránh tiểu đêm gây mất ngủ.
Vận động, tập luyện thể thao có tác dụng tăng cường nâng cao sức khỏe, tăng trao đổi chất, bài thải các chất độc trong cơ thể qua mồ hôi và hơi thở, nước tiểu. Theo Đông y, việc vận động hay tập thể dục giúp cơ thể hít vào nhiều hơn không khí, hay còn gọi là dương khí, từ đó thúc đẩy đào thải khí tồn tại trong đường ruột ra ngoài.
Tăng hoạt động thể thao hợp lý với sức của từng cơ thể có tác dụng tăng nhu động ruột, kích thích sự hấp thu và tiêu hóa trong hệ thống tiêu hóa. Thời gian tập thể dục tốt nhất là khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày. Nguyên tắc của tập thể dục là từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, để giúp cơ thể làm quen với thời gian và cường độ tập luyện.
Chất xơ tinh bột chứa trong các loại khoai, củ, quả,... khi được đưa vào ống tiêu hóa có tác dụng làm khuôn phân mềm, di chuyển dễ nếu có lượng nước thích hợp, chất nhờn của tinh dầu (vừng, lạc, dừa,...) của các loại lá có độ nhớt cao (nước rau mùng tơi, lá rau lang,...) và chất xơ tinh bột cũng có tác dụng hấp thu nước để tự làm mềm khối phân khi di chuyển...
Để lòng bàn tay áp sát bề mặt da bụng và xoa tròn đều theo chiều kim đồng hồ làm cho tay ma sát với bụng để cho bụng ấm dần lên. Bắt đầu từ vùng thượng vị, bàn tay xoa rộng sang hai bên hông, rồi xoa dần đều xuống vùng bụng dưới, thực hiện lần lượt như vậy cho hết phần bụng. Cách tốt nhất là có thể thực hiện luôn trong thời gian đi bộ vào buổi tối, sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ, vừa đi bộ vừa xoa bụng giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Chất xơ dây khó tiêu chứa xenlulose nếu ăn nhiều sẽ tạo ra khuân phân cứng nhiều khi gây tắc ruột do bã thức ăn do khối phân rắn này thường không tạo ra được thiết diện nhỏ nhất trong lòng ống tiêu hóa, bề mặt thì thô giáp, không trơn bóng làm hạn chế sự di chuyển.
Ngoài ra, việc cung cấp nhiều muối vào cơ thể, khiến cơ thể tăng hấp thu nước ở ống tiêu hóa đặc biệt là đại tràng sẽ làm cho khối phân bị "vắt" kiệt nước, khối phân rắn, di chuyển rất khó khăn do mất đi hiện tượng bôi trơn bề mặt giữa phân và niêm mạc ruột. Nếu khối phân táo chứa nhiều chất xơ khó tiêu di chuyển trong lòng đại tràng khô sẽ có hiện tượng tổn thương niêm mạc, đặc biệt là vùng đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn.
Muốn có một hệ thống đường ruột sạch sẽ, không có cặn bã, mầm bệnh cần phải duy trì đường ruột thông thoáng, ít nhất là luôn trong trạng thái thông tiện đều đặn.
Đi đại tiện đúng giờ, vào giờ mà chúng ta cảm thấy thích hợp, phù hợp với cuộc sống, lao động thường ngày có tác dụng tập luyện phản xạ đi ngoài, tránh hiện tượng phân bị mất nước, ứ đọng phân trong lòng đại tràng quá lâu gây táo bón.
Táo bón làm đi đại tiện khó khăn, đau đớn, phân có máu, chảy máu hậu môn khiến bệnh nhân lo lắng và hình thành tâm lý ngại đi ngoài. Phân ở đại trực tràng bị ứ lại, lai càng mất nước, khô cứng khiến mỗi lần đi đại tiện lại thành chu kỳ " cực hình" trong nhà vệ sinh.
Vậy nên, khi có dấu hiệu bị táo bón, nên thực hiện ngay các cách đơn giản kể trên để tống khứ chất chất thải trong đường ruột nhanh hơn, giúp bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động trơn tru.