4 hiểu lầm tai hại về bệnh táo bón ở trẻ cha mẹ dễ mắc phải

Bạn có thể nghĩ rằng bệnh táo bón chẳng có gì quan trọng, chỉ cần cho con ăn thêm chút hoa quả, rau xanh là ổn. Nhưng thực ra không đơn giản như vậy, với căn bệnh quá phổ biến này, cha mẹ vẫn còn nhiều hiểu biết sai lầm.

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng ở trẻ

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng ở trẻ

#1: Táo bón không phải là vấn đề trầm trọng

Sự thực là mọi người đều từng bị táo bón nhiều lần, và đa số các lần không có gì nghiêm trọng.

Tuy nhiên ở trẻ em, táo bón lại là nguyên nhân gây đau bụng hàng đầu. Bé có thể đau bụng và khó chịu vì căn bệnh này mà không thể nói ra, dẫn đến khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt.

Bệnh táo bón ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành bệnh mãn tính. Khi đó trực tràng của bé bị đóng chặt bởi phân, lâu dần sẽ bị dãn. Tình trạng đó không chỉ làm cho bé khó chịu mà còn chèn ép lên bàng quang, khiến trẻ mót đi tiểu thường xuyên hơn. Có trường hợp bé bị “đái dầm” liên tục không phải do bàng quang yếu mà do táo bón gây nên.

Theo thời gian, một số bé còn phát sinh bệnh trĩ do táo bón kéo dài mà không được điều trị đúng cách. Táo bón mãn tính cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm trùng niệu đạo lặp đi lặp lại ở bé gái.

#2: Khi nào con bị táo bón bạn sẽ biết

Sự thực là nhiều bậc cha mẹ không phát hiện con bị táo bón, cho đến khi con bị bệnh nghiêm trọng.

Thậm chí nhiều bác sĩ nhi khoa cũng bỏ qua dấu hiệu của bệnh này. Do đặc điểm của trẻ em là không biết “kể bệnh”, không biết nói rõ cảm giác khó chịu… nên việc phát hiện bệnh của bé không đơn giản.

Trẻ đi vệ sinh đều đặn hàng ngày vẫn có thể bị táo bón

Trẻ đi vệ sinh đều đặn hàng ngày vẫn có thể bị táo bón

#3: Trẻ ngày nào cũng đi vệ sinh thì không bị táo bón

Thực ra lại hoàn toàn không phải như vậy. Bé có thể vẫn đi vệ sinh hàng ngày nhưng lại không “tống” được hoàn toàn chất thải ra ngoài.

Trẻ đi vệ sinh hàng ngày là một thói quen tốt. Tuy nhiên, bạn nên quan sát phân của bé. Nếu phân ít, cứng, dạng viên như phân dê thì bé đang bị táo bón và cần có sự điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời.

#4: Chỉ cần ăn nhiều rau củ quả sẽ hết táo bón

Đúng là chất xơ trong rau củ quả có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trôi chảy. Ngược lại, chế độ ăn nhiều chất béo, chất đạm như gà quay, pizza, phô mai… thì sẽ làm bé dễ bị táo bón hơn.

Tuy nhiên, ăn thêm chất xơ không phải lúc nào cũng giúp giảm tình trạng táo bón.

Khi trẻ đã bị táo bón nặng, chỉ thay đổi chế độ ăn là chưa đủ. Với những trẻ bị táo bón mãn tính, hàng ngày cần sử dụng thuốc làm nhuận tràng hàng ngày (như Miralax hoặc Lactulose). Với những trẻ vừa bị táo bón, vừa bị đi ngoài không tự chủ, nên kết hợp giữa thuốc nhuận tràng và thuốc giúp co trực tràng.

Khi trẻ bị táo bón nặng, nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn chi tiết.

Phương Phương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính