Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa là quyền lợi cũng đồng thời là trách nhiệm của mỗi người dân. Do đó, nếu không đóng BHXH, người dân có thể bị mất 05 khoản tiền dưới đây.
5 khoản tiền người không đóng Bảo hiểm xã hội sẽ không được nhận:
Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật BHXH 2014 quy định, người lao động (NLĐ) nếu ốm đau thông thường sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trong trường hợp NLĐ ốm đau dài ngày và phải nghỉ phép trên 180 ngày, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, sẽ được hưởng 50% mức tiền lương đóng BHXH. Nếu đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, NLĐ sẽ hưởng 55% mức tiền lương đóng BHXH và nếu đóng từ đủ 30 năm trở lên, NLĐ sẽ được hưởng 65% mức tiền lương đóng BHXH.
Đối với tiền thai sản, NLĐ sẽ có 3 khoản được nhận là tiền trợ cấp 1 lần sinh con, tiền chế độ tính theo tiền lương tháng đóng BHXH và tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: "Lao động nữ sinh con được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con."
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 2.980.000 đồng.
Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Tức là với mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng thì tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh NLĐ được nhận là 447.000 đồng/ngày.
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Đối với lao động nam, nếu đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%, sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%.
Đối với lao động nữ, nếu đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi người lao động chết, người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết, tức là 14,9 triệu đồng.
Khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Hiện tại, mức trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi thân nhân bằng 50% x 1.490.000 đồng/tháng = 745.000 đồng/tháng, với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng bằng 70% x 1.490.000 đồng/tháng = 1.043.000 đồng/tháng.
Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng một số quyền lợi sau:
- 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động, sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.