Những hành xi xấu của trẻ ngay từ nhỏ cần được điều chỉnh, kiểm soát kịp thời, nếu không có thể phát triển thành vấn đề lớn.
Dưới đây là một số hành vi hư của trẻ mà cha mẹ cần chỉnh đốn ngay lập tức.
Trưởng thành là khi chúng ta thành thật đối mặt với những sai lầm và thiếu sót của mình. Chúng ta học về trách nhiệm bằng cách nhận trách nhiệm. Những người khác sẽ thấy chúng ta đáng tin cậy, chung thủy, chân thật. Niềm tin sẽ tạo nên những mối quan hệ lành mạnh.
Nói dối mang tác dụng ngược lại. Sự ngờ vực và sự không chín chắn sẽ bén rễ.
Ở cấp độ cá nhân, con bạn cần biết rằng nói dối là hành vi nhận hậu quả nặng nề nhất vì nói dối gây sự chia rẽ quan hệ trong gia đình hơn bất cứ điều gì khác.
Tất cả chúng ta đều là người dưới quyền theo cách nào đó. Cha mẹ, thầy cô, người cao tuổi, lãnh đạo, quan chức nhà nước là một số ví dụ về những người có thẩm quyền đối với chúng ta.
Thái độ không tôn trọng người có thẩm quyền sẽ tạo thành thói quen nguy hiểm ở trẻ. Nó sẽ dẫn tới thái độ kiêu căng, ngạo mạn, thiếu khiêm tốn.
Trẻ cần học cách tôn trọng những người có thẩm quyền đối với mình.
Điều này không có nghĩa là trẻ không thể phản đối hay chống lại khi người có thẩm quyền lạm dụng quyền lực của mình.
Tuy nhiên điều quan trọng là cha mẹ phải dạy trẻ biết tuân theo hoặc phản đối một cách tôn trọng.
Những lời mà chúng ta lựa chọn có ảnh hưởng trực tiếp đối đối tượng chúng hướng tới.
Ngôn từ không đúng mực có thể gây nên vết thương lòng sâu sắc hoặc cũng có thể dẫn dắt thái độ và cảm xúc của chúng ta với ai đó.
Nếu bạn chỉ luôn nói những điều tích cực với một người mà bạn từng khó hòa hợp, bạn có thể nhận thấy khác biệt rõ rệt sau 1 thời gian.
Giữa chúng ta có thể có lúc tranh cãi, hoặc thậm chí va chạm, nhưng chẳng bao giờ có lý do cho sự thiếu tử thế.
Hãy giúp trẻ phát triển vốn ngôn từ tử tế càng sớm càng tốt.
Hãy can thiệp càng sớm càng tốt để ngăn trẻ làm những đứa trẻ khác hoặc động vật khác bị thương.
Có nhiều lý do khiến một đứa trẻ bộc lộ hành vi hung hăng. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân bằng cách quan sát và lắng nghe.
Nhiều khi, đó là một cơ chế đối phó khi đối mặt với căng thẳng hoặc cảm giác bất an.
Nếu bạn dung túng, bỏ qua cho hành vi đó, con sẽ tiếp diễn.
Tốt nhất là cha mẹ nên ngăn chặn ngay lập tức khi những hành vi hung hăng xảy ra.
Hãy giữ bình tĩnh, lắng nghe trẻ và áp dụng những cách phạt nhất quán mà không trừng phạt thân thể.
Trẻ cần được dạy biết có trách nhiệm với bản thân từ sớm. Nếu không, chúng có thể cho rằng cha mẹ sẽ làm mọi thứ cho chúng.
Hãy bắt đầu bằng cách giao cho con làm việc nhà đơn giản khi còn nhỏ như dọn giường, cất đồ chơi.
Khi trẻ hình thành thói quen giữ gìn đồ đạc riêng gọn gàng, hãy giao thêm cho trẻ công việc nhà liên quan đến khu vực chung.
Chỉ khuyến khích và khen thưởng công việc của trẻ khi điều đó xứng đáng để dạy trẻ biết quý trọng và cố gắng làm việc tốt.
(Theo APD)