Cha mẹ nên bắt đầu dạy trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi 3 tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng trong thời gian dài hơn và được trang bị tốt hơn khi đến tuổi đi học hay bước vào xã hội.
Khi con bạn làm đổ sữa ra sàn, hãy coi đó là cơ hội để dạy con về cách chịu trách nhiệm.
Hãy nhắc con rằng không sao cả, miễn là con có thể tự dọn dẹp.
Hãy đưa cho con một tấm vải giấy và dạy con cách lau dọn thay vì tức giận.
Trẻ con luôn theo dõi những gì bạn làm và thường bắt chước hành động của bạn.
Nếu con thấy bạn hay giúp đỡ người khác, con có thể cũng sẽ có thói quen này.
Làm tấm gương tích cực sẽ giúp con sống có trách nhiệm chỉ bằng việc ở bên bạn.
Trẻ nhỏ có thể bắt đầu học cách cất đồ chơi sau khi chơi xong. Đến 5 tuổi, trẻ có thể tự gấp chăn màn.
Khi học tiểu học, trẻ có thể biết làm các công việc nhà như quét nhà, dọn bàn ăn.
Giao cho con quá nhiều công việc cùng lúc sẽ khiến con bị quá tải.
Hãy đảm bảo rằng bạn cho con đủ thời gian cho bản thân và không khiến con cảm thấy quá áp lực khi phải hoàn thành công việc.
Ví dụ, bạn có thể chia nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, ví dụ thay vì lau bàn và rửa bát thì chỉ yêu cầu con lau bàn.
Bạn có thể bổ sung thêm khi con dần thành thạo các nhiệm vụ được giao.
Tiến sĩ tâm lý học Kate Roberts nói rằng rất nhiều "trẻ em ở độ tuổi này không hiểu rằng ai cũng đều mắc sai lầm".
Hãy đợi cho bạn hoặc con bình tĩnh trước khi thảo luận về sai lầm của con.
Ngoài ra, đừng vội vàng chỉ trích hay phạt con khi chưa nghe câu chuyện của con.
Hãy vui vẻ chấp nhận đề nghị giúp đỡ của con, ngay cả khi bạn tự làm thì sẽ nhanh hơn.
Điều này khiến con cảm thấy hài lòng khi giúp đỡ người khác. Đó cũng là một cách tốt để bạn gắn kết với con cái.
Hãy cảm ơn con khi con làm được việc tốt.
Ngay cả khi con không hoàn thành nhiệm vụ, bạn vẫn nên ghi nhận những nỗ lực của con và khuyến khích con làm tốt hơn vào lần sau.
Con bạn nên được khen thưởng vì đã làm một việc tốt chứ không phải ngược lại.
Trao phần thưởng vật chất mọi lúc có thể dẫn đến hiệu ứng thưởng dư thừa (overjustification effect).
Hiệu ứng này xảy ra khi một phần thưởng khích lệ từ bên ngoài được trông đợi sẽ nhận được như tiền bạc hoặc giải thưởng làm giảm động lực nội tại của một người khi thực hiện nhiệm vụ.
Nói cách khác, những việc mà vốn dĩ bạn đang làm vì bạn thích, bạn vui khi làm nó, nếu bỗng dưng một ngày đẹp trời bạn được thưởng vì làm chính những việc này sẽ dần dần khiến bạn thay đổi động lực.
Đang từ việc làm vì thích, giờ sẽ thành làm vì thưởng. Từ động lực nội tại chuyển thành động lực ngoại sinh, bạn dần trở nên phụ thuộc vào những phần thưởng đó.
Khi không còn phần thưởng, bạn cũng sẽ mất luôn động lực để tiếp tục làm những việc kia.
Do đó cha mẹ nên tránh việc "hối lộ" con để khuyến khích làm việc nhà.
Nói dối có thể trở thành một vấn đề, đặc biệt nếu nó trở thành một thói quen.
Nếu bạn bắt gặp con mình đang nói dối, hãy bình tĩnh cho con biết rằng bạn đang theo dõi con.
Hãy đảm bảo với con bạn rằng con có thể nói sự thật một cách an toàn và thảo luận về các vấn đề nghiêm trọng với bạn.
Khi bạn nhận ra con bạn vẫn chưa hoàn thành một việc mà con phải làm, hãy nhắc con đúng cách và tránh cằn nhằn.
Hãy chú ý theo dõi, nhưng đừng cứ mỗi phút lại hỏi tại sao con vẫn chưa làm xong công việc.
Ngay cả người lớn cũng không thích điều đó.
Việc nói với con rằng con vô trách nhiệm giống như một lời tiên tri tự hoàn thành.
Lời tiên tri tự hoàn thành là một dạng hiệu ứng hành vi xác nhận, tức là niềm tin và kỳ vọng của con người ảnh hưởng đến hành vi của họ, rút cuộc khiến kỳ vọng đó trở thành sự thật.
Có nhiều cách tốt hơn để nhắc nhở con trở nên có trách nhiệm hơn.
Ví dụ, để nhắc con làm công việc của mình ngay cả khi bạn đi vắng, hãy thử viết danh sách lên bảng hoặc thiết lập nhắc nhở trên điện thoại.
(Theo Bright Side)