Hoạt động thể chất có thể giúp cho sức khỏe tốt hơn, cải thiện hiệu quả của não và các cơ quan khác. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu tập gym sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu.
Dưới đây là những tác dụng phụ phổ biến nhất của việc tập luyện:
Nguyên nhân: Sau tập luyện thể dục thể thao hoặc tham gia lao động, cơ thể thường tích tụ acid lactic trong cơ bắp ở tay và chân gây ra tình trạng co giật nhẹ. Ngoài ra hiện tượng này là do kiệt sức và mất cân bằng điện giải.
Cách khắc phục: Bên nên uống nước trong khi tập luyện. Bạn nên uống nước mát, nhưng lựa chọn tốt nhất là đồ uống thể thao có chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự giúp hệ thần kinh của mình hoạt động tốt hơn bằng cách: Nghỉ ngơi, ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung chất khoáng từ hải sản, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu, uống đủ nước, giảm bớt lượng caffein, bia, rượu, thuốc lá hàng ngày.
Nguyên nhân: Hoạt động thể chất làm cho tim bơm máu nhiều hơn và mở rộng tất cả các mạch và mao mạch.
Chúng kích hoạt các đầu dây thần kinh gửi tín hiệu đến não và bạn có cảm giác ngứa. Càng nghỉ giữa buổi tập luyện bạn càng cảm thấy ngứa.
Không phải ai cũng bị ngứa chân, tay khi tập luyện. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở những người mới vận động trở lại sau một thời gian dài nghỉ ngơi.
Cách khắc phục: Vì vậy để tránh gặp phải tình huống oái oăm này, hãy chăm chỉ tập luyện thể thao thường xuyên.
Cảm giác ngứa ngáy khi tập luyện sẽ dần biến mất, vì lúc này cơ thể đã thích nghi với những thay đổi khi nhịp tim tăng cao.
Nguyên nhân: Sự vận động liên tục ở chân gây tác động đến đường tiêu hóa và làm tất cả các cơ quan tại đó chuyển động.
Điều này xảy ra phổ biến nhất đối với người chạy bộ, thậm chí có một thuật ngữ đặc biệt cho điều này: Tiêu chảy của người chạy bộ.
Cách khắc phục: Bạn nên nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng sau bữa ăn trước khi tập luyện, hạn chế các loại thức ăn có nhiều béo và chất xơ. Ngoài ra, đừng quên làm nóng cơ thể trước khi chạy bộ.
Nguyên nhân: Trong quá trình tập luyện, có nhiều máu trong cơ bắp hơn ở các cơ quan nội tạng. Cơ bắp tạo ra rất nhiều nhiệt nhưng dạ dày có thể bị lạnh.
Cách khắc phục: Đây là một phản ứng sinh lý bình thường. Sau khi bạn hoàn thành việc tập luyện, cảm giác đó sẽ biến mất.
Nguyên nhân: Tập luyện cường độ cao có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa. Khi tập luyện, máu sẽ chảy đến cơ bắp và các cơ quan quan trọng như tim, phổi và não.
Hiện tượng trên khiến máu ít lưu thông đến cơ quan tiêu hóa hơn, từ đó làm gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.
Cách khắc phục: Cách hiệu quả để tránh buồn nôn do tập thể dục là không nên ăn khi gần sát giờ tập. Bữa ăn phải cách giờ tập từ 1 đến 3 giờ.
Tránh ăn các món có nhiều chất béo bão hòa như các món chiên xào trước giờ tập vì chúng được tiêu hóa chậm và dễ gây đầy bụng.
Đừng ăn nhiều chất xơ vào những ngày bạn tập luyện. Và thậm chí tốt hơn, ghi nhớ những thực phẩm gây ra cảm giác buồn nôn và cố gắng không ăn nó trước khi bạn đi đến phòng tập thể dục.
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hãy uống vài ngụm nước hoặc đồ uống thể thao hoặc uống một ít soda. Ăn kẹo hoặc nhai kẹo cao su cũng có thể là một cách tốt để tăng mức glucose trong máu.
Nguyên nhân: Hiện tượng này có thể do 3 nguyên nhân: uống không đủ nước, thở không đúng cách hoặc hạ đường huyết.
Cách khắc phục: Đừng quên làm nóng trước khi tập luyện. Bạn có thể nghỉ ngơi bằng cách ngồi thư giãn giữa các bài tập.
Để ngăn ngừa ngất xỉu và bị thương, bạn nên ngồi xuống nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc thậm chí nằm xuống để đảm bảo máu chảy lên não.
Nguyên nhân: Sưng chân có thể là do nhiệt phát ra từ cơ bắp, giày chật và thậm chí là viêm dây thần kinh.
Cách khắc phục: Di chuyển ngón chân của bạn thường xuyên để làm cho máu chảy tốt hơn. Quan trọng hơn là chọn giày thể thao đúng kích thước chân.
Nguyên nhân: Có thể là do chế độ ăn uống kém hoặc chấn thương, ngoài ra việc tập luyện mạnh có thể khiến mạch máu bị vỡ tạo ra vết bầm tím.
Cách khắc phục: Cẩn thận hơn trong quá trình tập luyện, không nên tập luyện quá sức và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C.
Nguyên nhân: Màu nước tiểu đậm có thể là do mất nước và sự hủy hoại tế bào cơ trong quá trình tập luyện.
Cách khắc phục: Bạn nên uống nước thường xuyên trong các buổi tập luyện. Nếu triệu chứng không biến mất, hãy đi khám bác sĩ.
Nguyên nhân: Hội chứng đau nhức cơ bắp khởi phát chậm (DOMS) bắt đầu từ 24- 72 giờ sau một buổi tập luyện chuyên sâu hoặc khi bạn tập lại sau một thời gian nghỉ dài.
Điều này có thể dẫn đến đau ở toàn bộ cơ thể hoặc ở vùng bị tác động nhiều. Một số người thậm chí còn đau đến mức khó đứng dậy.
Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể với việc bạn đã cố ép bản thân tập luyện quá sức.
Cảm giác đau đớn sẽ khiến bạn phải dừng lại việc tập luyện cường độ cao, đây là điều cần thiết để các cơ trong cơ thể bạn nghỉ ngơi và hồi phục.
Cách khắc phục: Mặc dù đau nhưng hãy cố gắng di chuyển nhiều hơn và uống nhiều nước để đưa chất độc ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Massage cũng có thể rất hữu ích.
Xem thêm: Nên ăn gì trước và sau khi tập?