Báo Điện tử Gia đình Mới

10 thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh xa

Việc ăn những thực phẩm không lành mạnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể, bao gồm tăng cân và tăng đường huyết. Dưới đây là 10 loại thực phẩm nên tránh nếu bạn bị tiểu đường và một số gợi ý thay thế tốt cho sức khỏe.

1. Thịt chế biến sẵn

Empty

Thịt chế biến sẵn - như thịt xông khói, giăm bông, salami hoặc thịt bò khô - chứa nhiều hóa chất độc hại không có trong thịt tươi.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa thịt chế biến sẵn và các bệnh như ung thư và tim mạch.

Thay vào đó, nên: Chọn các nguồn protein nạc và tự nhiên hơn, chẳng hạn như thịt gà, gà tây, cá ngừ hoặc trứng luộc.

2. Sản phẩm từ sữa nguyên béo

Sản phẩm từ sữa nguyên béo chủ yếu chứa chất béo bão hòa (chất béo "xấu"), làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra, vì thực phẩm nhiều chất béo thường chứa nhiều calo hơn do đó chúng có thể góp phần làm tăng nguy cơ béo phì.

Thay vào đó, nên: Chọn các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo và sữa thực vật (ví dụ, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành).

Khi chọn sản phẩm ít béo, hãy luôn chú ý đến các thành phần không lành mạnh khác có thể được thêm vào để thay thế chất béo, chẳng hạn như đường hoặc chất béo bão hòa.

3. Các loại đồ ăn vặt, bánh kẹo đóng gói, chế biến sẵn

Empty

Hầu hết các loại bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy,... được làm từ đường tinh luyện, bột mì tinh chế và chất béo không lành mạnh (chẳng hạn như mỡ lợn giàu chất béo trans).

Chúng cũng chứa một số thành phần hóa học, bao gồm chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu.

Ngoài ra, carbohydrate trong thực phẩm chế biến sẵn thường là carb đơn tinh chế, gây tăng đột ngột lượng đường trong máu và insulin.

Thay vào đó, nên: Thay thế đồ ăn vặt, bánh kẹo đóng gói, chế biến sẵn bằng rau và sốt hummus, một ít hạnh nhân hoặc vài lát táo phủ bơ đậu phộng.

4. Carbohydrate trắng

Carbohydrate "trắng" trong bánh mì trắng, gạo và mì ống hầu như không có giá trị dinh dưỡng.

Chúng cũng có thể gây tăng đường huyết và tăng cân, cũng như tăng nồng độ cholesterol LDL (cholesterol "xấu").

Thay vào đó, nên: Thay thế carbohydrate trắng bằng carbohydrate ngũ cốc nguyên cám, chẳng hạn như gạo lứt, diêm mạch và mì ống  nguyên cám, bánh mì nguyên cám.

5. Ngũ cốc ăn sáng có đường

Empty

Ngũ cốc ăn sáng là một trong những loại thực phẩm chế biến sẵn phổ biến nhất có hàm lượng đường bổ sung cao. Thực tế, đường thường đứng thứ hai hoặc thứ ba trong bảng thành phần của các loại ngũ cốc ăn sẵn này.

Bắt đầu ngày mới với ngũ cốc ăn sáng nhiều đường sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu và insulin của bạn. Tiêu thụ quá nhiều đường cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì, cũng như bệnh tim và ung thư.

Thay vào đó, nên: Thay thế ngũ cốc ăn sáng có đường bằng yến mạch, granola tự làm hoặc ngũ cốc ăn sáng có ít hoặc không đường.

6. Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô là một cách ngon miệng để thỏa mãn cơn thèm ăn và thèm ngọt của bạn. Chúng cũng thường chứa một lượng chất xơ dồi dào.

Tuy nhiên, trái cây sấy khô chứa nhiều đường. Một hộp nho khô nhỏ (43 gram) chứa 25 gram đường; 50 gram quả chà là sấy khô cũng chứa 25 gram đường.

Thay vào đó, nên: Thay thế trái cây sấy khô bằng trái cây tươi. Bạn có thể ăn một quả táo hoặc một quả chuối cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

7. Khoai tây chiên

Empty

Vì dầu chứa chất béo bão hòa không lành mạnh nên món khoai tây chiên ngập dầu chứa rất nhiều chất béo và calo.

Điều này có thể gây ra một số rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe (ví dụ, bệnh tim và béo phì) nếu bạn thường xuyên ăn khoai tây chiên.

Khoai tây chiên cũng có thể chứa nhiều muối, góp phần làm tăng huyết áp.

Thay vào đó, nên: Thay thế khoai tây chiên bằng các loại rau củ tươi hay khoai lang nướng.

8. Các loại thịt nhiều mỡ

Các loại thịt có nhiều mỡ, chẳng hạn như sườn bò, sườn lợn, sườn cừu, thăn lưng bò (ribeye), ức bò... Các loại thịt này chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Thay vào đó, nên: Thay thế cho các loại thịt này, bạn có thể chọn các loại thịt nạc hơn, chẳng hạn như ức gà, ức gà tây, thăn ngoại bò (striploin), thăn lợn.

9. Thực phẩm chứa chất béo trans, hoặc hàm lượng chất béo bão hòa cao

Empty

Không giống như chất béo không bão hòa (giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm cholesterol), chất béo trans và chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe con người.

Chúng cũng làm tăng cholesterol LDL ("cholesterol xấu") và giảm cholesterol HDL ("cholesterol tốt").

Các loại thực phẩm phổ biến chứa chất béo trans và chất béo bão hòa bao gồm: bánh ngọt, bánh pie, bánh donut, bánh quy (nhất là loại có kem phủ), khoai tây chiên, thức ăn nhanh chiên dầu, pizza đông lạnh.

Thay vào đó, nên: Thay thế thực phẩm có hàm lượng chất béo trans và chất béo bão hòa cao bằng thực phẩm chứa các nguồn chất béo thực vật tự nhiên (như các loại hạt hay quả bơ) và thực phẩm chứa axit béo omega-3 (như cá hồi, cá ngừ hoặc cá thu).

10. Thực phẩm chứa nhiều đường

Ai cũng có lúc thèm đồ ngọt, ví dụ như chocolate hay bánh kẹo.

Tuy nhiên, thực phẩm chứa nhiều đường thường không chứa protein hoặc chất xơ, vì vậy chúng có thể khiến đường huyết của bạn tăng đột ngột và sau đó giảm đột ngột.

Đồ ngọt cũng có thể gây tăng cân khi ăn thường xuyên.

Thay vào đó, nên: Thay thế đồ ngọt bằng trái cây tươi, sữa chua, quả mọng, hoặc kem tươi tự làm.

(Theo Diabetes Care Community)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO