Người bệnh Phạm Xuân Đ. (78 tuổi, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) có tiền sử hút thuốc lá hơn 30 năm, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (phân loại nhóm D) từ năm 2013, được theo dõi khám bệnh định kỳ và tuân thủ điều trị tốt.
Tình trạng bệnh nhân khó thở khi đi lại, lên cầu thang, ho ít đờm trắng, có 1-2 đợt cấp phải nhập viện mỗi năm.
Sau khi được khám, đánh giá, làm các xét nghiệm cần thiết tại Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh đủ các tiêu chuẩn lựa chọn điều trị tế bào gốc.
Sáng ngày 20/6/2019, người bệnh đã được tiến hành truyền tế bào gốc lần một, trong và sau truyền người bệnh trong tình trạng bình thường về toàn trạng, các chỉ số chức năng sống (mạch, huyết áp, bão hòa oxy máu) duy trì ổn định. Người bệnh đang tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện trong 4 ngày trước khi được xuất viện.
''Ứng dụng tế bào gốc trung mô đồng loài trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính'' là đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước với sự phối hợp giữa Học viện Quân Y - Bệnh viện 103- Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh (Hồ Chí Minh).
Đây được xem là bước khởi đầu, ứng dụng hiệu quả phương pháp điều trị mới tại Việt Nam cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
L.MinhBạn đang xem bài viết Bệnh viện Phổi Trung ương ứng dụng tế bào gốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại chuyên mục Y tế 24h của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].