Vì sao người Việt thích vẽ bậy lên di tích, danh lam thắng cảnh?

Thượng toạ Thích Tâm Hiệp nhận định, sự xâm phạm các giá trị di tích ngay trên đất nước mình thì có thể suy ra, việc đi tham quan của người Việt không gắn bó với việc học và văn hóa.

Mới đây, nhân viên tại khu di tích Yonago (tỉnh Tottori, Nhật Bản) mới đây phát hiện nhiều chữ viết bằng tiếng Nhật và La-tinh (Latin) nguệch ngoạc trên các bức tường thành.

Nổi bật trong số đó là chữ "HÀO" có kích thước khoảng 60 cm, cùng những hình vẽ ngôi sao và trái tim xung quanh được khắc trên bệ đá nằm ở vị trí cao nhất trong khu di tích. 

Dựa vào ảnh chụp tại hiện trường, nhiều người suy đoán đây có thể là một từ trong tiếng Việt. 

  Dựa vào những chữ cái rộng khoảng 60 cm, nhiều người suy đoán đây có thể là một từ trong tiếng Việt.

Dựa vào những chữ cái rộng khoảng 60 cm, nhiều người suy đoán đây có thể là một từ trong tiếng Việt.

Hiện tại, dư luận và cộng đồng mạng Nhật Bản vô cùng bức xúc trước sự việc vì sự thiếu ý thức, cố ý phá hoại di tích quốc gia. 

Trao đổi với Gia Đình Mới ngày 5/11, Thượng toạ Thích Tâm Hiệp cho biết hành động này thuộc về ý thức của mỗi người. 

"Người Việt gần như ý thức về bảo tồn và tôn trọng các giá trị tiền nhân rất thấp. Điều đó đã bị đánh mất từ giáo dục gia đình, học đường và xã hội. Nên khi đến những nơi như vậy, không thể không tránh khỏi sự xúc phạm đáng tiếc như trên", Thượng toạ Thích Tâm Hiệp chia sẻ. 

Tại Việt Nam, tháng 3/2016, một người dân bắt gặp nhiều bạn trẻ vô tư ghi tên lên bia đá trên núi Bài Thơ, thuộc địa bàn TP Hạ Long. Những lời cầu chúc về tình yêu, tình bạn, cột mốc thời gian được viết chen chúc ở tấm bia di tích.

Tháng 8/2015, hình ảnh cột mốc đỉnh Fansipan đầy chữ viết được nhiều diễn đàn chia sẻ. Một thành viên trong nhóm phượt đã thản nhiên vẽ bậy, khiến dân mạng bất bình.

Ngay ở thủ đô Hà Nội, các di tích như tháp Hòa Phong, tháp Bút hay Văn Miếu - Quốc Tử Giám... cũng có nhiều dòng hình thù vẽ, viết lên các di tích. 

Về điều này, thầy Thích Tâm Hiệp cho biết thêm: "Nhìn sự xâm phạm các giá trị di tích ngay trên đất nước mình thì có thể suy ra, việc đi tham quan của người Việt không gắn bó với việc học và văn hóa. Nên thái độ tôn trọng bảo vệ di sản văn hóa kém thấp kém. Người Việt đang thiếu một nếp sống có ý thức cao về cộng đồng".

Thượng tọa Thích Tâm Hiệp, Am Thụy Ứng, Thôn Thi Ông, Hải Vĩnh, Hải Lăng, Quảng Trị.

Vì sao người Việt thích vẽ bậy lên di tích, danh lam thắng cảnh? 1

Bên cạnh các công việc phật sự, thầy dành nhiều thời gian quan tâm đặc biệt đến việc gìn giữ và phát huy văn hóa Việt.

Năm 2016, cho ra đời “Tủ Vàng Sách Quý Việt Nam”, đây là dự án phát triển văn hóa đọc cho các bạn trẻ và cộng đồng nói chung, tập trung vào 3 nội dung: Nghệ thuật chế tác, định hướng khởi nghiệp thành công và khơi nguồn tinh hoa Văn hóa Việt.

Tú Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính