Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Trẻ em 7 tháng tuổi cao bao nhiêu thì mới chuẩn và những lưu ý khi chăm sóc trẻ 7 tháng

Chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em 7 tháng tuổi bao nhiêu thì đúng chuẩn là điều nhiều bậc bố mẹ quan tâm. Hãy cùng Gia đình mới khám phá những điều thú vị liên quan đến sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi.

Trẻ em 7 tháng tuổi cao bao nhiêu thì mới chuẩn?

Dựa trên bảng cân nặng tiêu chuẩn của WHO, mẹ có thể xác định trẻ có đang phát triển bình thường hay không.

Cụ thể như sau: Theo tiêu chuẩn, bé trai 7 tháng nặng trung bình 8,3kg (thừa cân khi 10,3kg) và có chiều cao trung bình 69,2cm; bé gái 7 tháng nặng trung bình 7,6kg (thừa cân khi 9,8kg) và cao trung bình 67,3cm.

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Thể chất

Khi được 7 tháng tuổi, sự phát triển về thể chất của bé cũng được thấy rõ. Bé tăng trưởng cả về chiều cao lẫn cân nặng. Ở giai đoạn này, cân nặng và chiều cao trung bình của bé trai lần tượt là 7,4 - 9,2 kg và 67- 71 cm, còn bé gái thì nặng 6,8 - 8,6 kg và cao 65 - 69 cm. Khác với 6 tháng đầu đời, từ tháng thứ 7 này, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm hơn, chỉ còn 0,4 - 0,7 kg mỗi tháng. Tuy nhiên, bé đã cứng cáp hơn và sẵn sàng cho những cột mốc phát triển tiếp theo.

Cảm xúc

Bé bắt đầu thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách rõ ràng hơn khi được 7 tháng tuổi. Chẳng hạn, bé tỏ ra không thích bị kiểm soát, mọi thứ từ việc ăn, chơi, ngủ… Bé không ngại biểu lộ sự cáu kỉnh hay khó chịu khi không thích điều gì đó. Hãy thử ép bé ăn, ép bé ngủ hay không cho bé được tự do “quậy”, bé sẽ tỏ vẻ không hài lòng. Tuy nhiên, những biểu lộ này trên gương mặt bé cũng rất đáng yêu đấy. Bạn đừng lấy làm phiền vì đây chính là sự phát triển bình thường về cảm xúc của bé.

Sự phát triển tình cảm, cảm xúc của bé còn được thể hiện ở sự quấn quýt của bé dành cho mẹ. Bé sẽ thích thú khi được chơi đùa cùng mẹ, được mẹ vỗ về âu yếm. Khi nghe thấy tên mình, bé phản ứng ngay bằng cách quay đầu lại và sẽ cười sảng khoái khi nhận ra gương mặt mẹ.

Bé bắt đầu không thích người lạ và chỉ thích theo mẹ thôi. Bạn sẽ không dễ bồng được bé nếu bé không cảm nhận được sự thân quen từ bạn. Điều nãy cũng có nghĩa là bé đã phân biệt được một cách rõ ràng giữa người quen và người lạ rồi đấy!

Trẻ mọc răng

Hầu hết trẻ mọc răng ở giai đoạn 7 tháng tuổi, dù vẫn có một số bé mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi mọc răng, bé thường khó chịu và bị sốt. Bé lười ăn, mệt mỏi và hay tỏ ra cáu kỉnh. Nhiều trường hợp bé cũng có thể sụt cân do mọc răng. Vì vậy, mẹ cần chăm bé kỹ hơn, gần gũi bé nhiều hơn để bé quên sự khó chịu khi mọc răng mẹ nhé!

Trẻ 7 tháng tuổi biết làm những gì còn tùy vào mỗi bé, bởi với mỗi bé có sự phát triển khác nhau. Tuy nhiên, các bé thường làm được nhiều điều khiến bố mẹ rất bất ngờ. Sự phát triển về thể chất, tình cảm, cảm xúc của bé trong giai đoạn này cũng nhìn thấy rõ. Mẹ hãy quan sát bé thật kỹ để thấy những đổi khác thú vị của bé nhé.

Untitled-1

Trẻ 7 tháng tuổi đã có sự phát triển rõ rệt, và cha mẹ cần lưu ý chiều cao chuẩn của trẻ 7 tháng tuổi để đối chiếu với chiều cao của con mình

Trẻ em 7 tháng tuổi ăn gì để tăng cân đều đặn?

7 tháng là thời điểm trẻ bắt đầu ăn dăm. Bạn nên cho con ăn các đồ ăn chế biến từ thực phẩm mới như: đậu xanh, tôm, cá, trứng, thịt bò, bí đỏ, cam quýt, mận ngọt, váng sữa hoặc sữa chua,…

Ngoài ra, để trẻ em 7 tháng tuổi tăng cân nhanh vẫn phải đảm bảo cho trẻ bú sữa đều đặn và đầy đủ, đừng giảm lượng sữa bởi tại thời điểm này, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tăng mức độ đậm đặc của thức ăn lên, chia nhỏ bữa ăn và ăn vặt bằng các trái cây giàu năng lượng như chuối, bơ, táo.

Chăm sóc sức khỏe bé 7 tháng tuổi cần lưu ý gì?

Bé 7 tháng tuổi thường bò khắp nhà, nghịch ngợm đồ chơi nên hay mắc bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa,… Bạn cần lưu ý vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé thường xuyên. Ngoài ra, bé cần được tắm rửa, thay quần áo sạch hàng ngày nhất là vào mùa hè nóng bức. Nếu bạn dùng sữa tắm gội, phấn rôm hay sản phẩm chăm sóc da bé thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ cũng hay mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm tai, viêm phổi, viêm họng,… đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Các bệnh này có thể phòng chống bằng cách giữ vệ sinh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi bé mắc bệnh, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống mà cần đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.

Xem thêm:

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính