Thủ tục đổi Căn cước công dân thế nào?
Để đổi Căn cước công dân, bạn cần thực hiện theo đúng trình tự sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định. Tham khảo hướng dẫn thủ tục làm căn cước công dân để biết các giấy tờ cần có khi xin cấp mới, đổi Căn cước công dân.
- Bước 2:
+ Nộp hồ sơ đầy đủ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các quận, huyện, thị xã nơi công dân đăng ký thường trú.
+ Các cán bộ sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ cũng như đối chiếu thông tin của công dân khai với thông tin được lưu trữ trong Sổ hộ khẩu và giấy tờ liên quan.
+ Nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hồ sơ, điều kiện làm căn cước công dân thì sẽ tiến hành nhận dạng, thu nhận thông tin, vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn trả Căn cước công dân cho công dân.
+ Nếu hồ sơ không đủ điều kiện sẽ được hướng dẫn chỉnh sửa, điều chỉnh hoặc kê khai lại. Cán bộ phụ trách sẽ trực tiếp trả lời bằng văn bản và có nêu rõ lí do không tiếp nhận.
- Bước 3:
Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, sẽ được tiến hành đổi Căn cước công dân và trả kết quả vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng ngày thứ 7 hàng tuần (không làm việc vào ngày lễ, tết).
Ở Hà Nội đổi Căn cước công dân ở đâu?
Công dân có nhu cầu đổi Căn cước công dân sẽ đến làm thủ tục trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an thành phố Hà Nội.
Địa chỉ: Số 44 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội.
Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (điều 26 Luật Căn cước công dân 2014)
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Lệ phí đổi Căn cước công dân là bao nhiêu?
- Thu lệ phí đổ Căn cước công dân là 50.000 đồng
- Không thu lệ phí đối với trường hợp sau:
+ Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân.
- Miễn lệ phí đổi Căn cước công dân đối với các trường hợp sau:
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính
+ Đổi thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của ủy ban dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
+ Đổi thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Tải mẫu Tờ khai Căn cước công dân mới nhất tại đây
Xem thêm:
Lan NgọcBạn đang xem bài viết Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân thế nào, đổi ở đâu, lệ phí ra sao? tại chuyên mục Thủ tục hành chính của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].